Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Các dấu hiệu chết bào gồm: Empty Các dấu hiệu chết bào gồm: Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Các dấu hiệu chết bào gồm:

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 9:51 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 34
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Các dấu hiệu chết bào gồm:


Các dấu hiệu chết bào gồm:
1/ Dấu hiệu tương đối (có khả năng).
2/ Dấu hiệu tuyệt đối (các hiện tượng của TT).
I-Các dấu hiệu chết tương đối:

Các chức năng sống của cơ thể nói chung có thể bị ức chế đến mức không thể x/đ được là người còn sống hay đã chết. Tình tràng như thế được gọi là chết giả hay chết lâm sàng. Chết giả có thể do t/th gây nên (điện giật, cơ học, nhiệt độ cao, khi ngạt, ngộ độc…)

Vấn đề phức tạp nhất là chết giả - chết LS kéo dài bao lâu và x/đ thời gian mà sau đó không thể phục hồi được các chức năng sống của cơ thể bằng các PP hồi sức CC tích cực. Người ta đã chứng minh được chết LS kéo dài không quá 5-6 phút, sau đó không thể phục hồi được các chức năng sống của cơ thể nói chung.
Các y/t môi trường (lạnh) có ảnh hưởng lớn tới sự hồi phục chức năng sống của cơ thể.

Thí nghiệm trên động vật có thể phục hồi được các chức năng sống qua 35-40 phút sau khi chết LS. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu trong vòng 15-20 phút không phục hồi được hoạt động của tim thì quá trình chết xem như đã kết thúc. Quá thời gian đó có CC tích cực cũng không có hiệu quả.
Nhưng cũng có trường hợp quan sát thấy là phục hồi không thể phục hồi các chức năng sống của cơ thể qua 2 giờ sau khi chết LS.

Qua đó có thể kết luận:
--Ngừng thở và ngừng tim không phải là d/h chết tuyệt đối, đó là d/h tương đối
--Ngoài ra còn thấy: Mất ý thức, vận động, cảm giác, phản xạ.
Muốn x/đ chết thậy hay chưa một số tác giả khuyên áp dụng một số PP: cắt ngang động mạch, rạch da, làm bỏng da, cấu véo, bông để ở lỗ mũi..

II-Các dấu hiệu chết tuyết đối:


1-Hoen TT
2-Cứng TT
3-Thối rữa TT
4-Lạnh TT
5-Khô TT


Ng/c các d/h này có ý nghĩ rất quan trọng là qua đó khẳng định được sự chết, thời gian chết và vị trí ban đầu của TT và nếu nó bị thay đổi thì phân biệt các hiện tượng TT với t/th hoặc bệnh lý.

1-Vết hoen TT: là hiện tượng sau khi chết máu tự chảy vào các mạch nằm ở chỗ thấp của cơ thể. Theo định luật về trọng lực máu dồn vào các tĩnh mạch nằm ở chỗ thấp hơn của cơ thể. Gây ứ máu, giãn mạch và thay đổi màu da.
--Vết hoen bắt đầu x/h 1- 1,5 giờ sau khi chết, màu tím xanh.
--Dần dần vết hoen to dần, lan rộng ra, màu sẫm hơn. Những chỗ tiếp xúc với vật cứng không tạo thành vết hoen (mạch máu bị chèn ép máu không vào trong mạch, nên da có màu táI nhợt).
--Nếu TT nằm ngửa vết hoen tập trung ở mặt sau cơ thể (sau cổ, lưng, mặt sau đùi, bắp chân, còn những chỗ nhô của xương bả vai, mông không có vết hoen.
--Nếu TT nằm sấp: VH thấy ở mặt trước
--Nằm nghiêng: VH ở bên hông.
--Nếu mất nhiều máu: VH nhợt nhạt, không nhiều
--Một số trường hợp mất nhiều máu VT có thể x/h chậm hoặc hầu như không thấy. Do đó muốn x/đ sự chết phảI dựa vào các d/h tuyệt đối khác.

Tuy vậy đa số các trường hợp VH biểu hiện khá rõ rệt, x/h khá sớm, vì thế đây là d/h có giá trị.
Sự phát triển của VH TT có 3 giai đoạn:
a-Máu chảy chậm
b-Máu ngừng chảy
c-Máu thấm

a-Máu chảy chậm: x/h 1-2h sau khi chết và kéo dài trung bình 10- 12h kể từ lúc chết.
Trong giai đoạn này máu chảy xuống các mạch ở thấp. Máu chủ yéu nằm trong mạch, huyết thanh thẩm thấu ra ngoài còn ít.
ấn ngón tay 3-5 giây: VH biến mất, màu trắng nhợt, khi ấn máu chuyển sang chỗ khác; bỏ tay ra vết trắng dần dần trở lại màu VH ban đầu
Pha 1: 5- 6h từ lúc chết, cột máu cao hơn, phục hồi VH ở chỗ ấn tay – sau 1 -2 phút.
Pha 2: từ 5- 6h dến 10- 12h, cột máu thấp hơn, phục hồi sau 3- 5 phút.

b-Dừng máu: x/h sau 10- 12h đến 2 ngày sau khi chết.
Đặc điểm:
--Máu ngừng chảy xuống phần thấp.
--Máu đặc hơn do thẩm thấu huyết tương
Khám ấn tay VH chỉ nhạt đI, nhưng không mất.
Pha1: từ 12- 24h, phần lớn VH khi ấn nhạt màu, một phần nhỏ giữ nguyên màu, những chỗ nhạt màu phục hồi hoàn toàn sau 10 15 phút.

Pha 2: từ 1- 2 ngày. Một phần ít VH ấn nhạt màu, phần lớn nguyên màu. Phục hồi phần nhạt màu sau 30- 60 phút hoặc không xảy ra.
c-Máu thấm: xảy ra sau 2 ngày kể từ lúc chết.
Đặc điểm: Hồng cầu bị phá huỷ, trong mạch không có máu, huyết tương thấm vào t/c xung quanh. VH màu xanh xám, ấn tay không mất màu.

Nhiệt độ của môi trường xung quanh có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của VH TT.
--Thí dụ chết do ngạt (đặc biệt là ngạt cơ học), giai đoạn đầu thường kéo dài 16 giờ.
--Chết có mất máu: thời gian ít hơn, thường không quá 8h kể từ lúc chết.
--Nhiệt độ càng cao giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác càng nhanh hơn và ngược lại.

+ Trong các giai đoạn đầu khi thay đổi tư thể, vị trí của TT, VH có thể thay đổi di chuyển.
+ ở giai đoạn 1: VH di chuyển hoàn toàn.
+ ở giai đoạn 2: VH di chuyển một phần.
+ Sau 1 ngày VH hầu như không thay đổi
ý nghĩa: X/đ thời gian chết và vị trí ban đầu của TT.
Phân biệt VH và bầm tụ máu:
--Rạch da: BTM: có các cục máu đông bám vào cơ và t/c xung quanh, rửa không sạch, các sợi tơ huyết bám rất chắc, dùng dao gạt rất khó đi.
--VH: không có máu đông, rửa sạch

Khi mổ TT: máu dồn vào các mạch nằm ở thấp, nên các phủ tạng có màu sẫm hơn dễ nhầm t/th bệnh lý.
--Phổi: nhầm viêm phổi
--Não: Nhầm viêm màng não, chảy máu
Phân biệt:
--Phổi viêm: Phổi không có không khí, cắt cho vào nước - chìm.
--Hoen TT: Trong nhế nang có không khí, cho vào nước phổi nổi.

Trong ổ bụng và khoang ngực khi mổ ra thường có ít dịch màu vàng chanh, nếu hoen TT chuyển sang giai đoạn 3 và có hiện tượng thối rữa thì dịch càng nhiều hơn và có thể có màu đỏ hồng.
Trong một số tr.hợp ngộ độc màu sắc vết hoen có ý nghĩa không kém phần quan trọng:
--Ngộ độc CO: màu hồng cánh sen
--Ngộ độc sianid kali: màu đỏ hoặc màu mận chín

2-Cứng tử thi:
Ngay sau khi chết các mô ở trong trạng thái thả lỏng tự nhiên, nên mới chết sờ thấy còn ấm, mềm, các khớp chưa bị cứng.
Nhưng sau một thời gian do protein bị đông nên bắt đầu thấy cứng tử thi. Dần dần hiện tượng này cũng yếu đi và biến mất.
Cứng TT là hiện tượng thường xuyên, nhưng có một số ít trường hợp có thể không thấy.

--Tử thi gầy yếu, phù thủng lan rộng – cứng khá nhanh, biểu hiện yếu và tạm thời (mất nhanh).
--Cứng TT dễ thấy nhất lúc đầu ở các cơ, sau đó ở các khớp. Do đó khi khâm liệm, thay quần áo không biết cách sẽ khó làm được, có thể làm gãy xương.
--Thứ tự cứng từ trên xuống dưới. Lúc đầu là cứng cơ nhai (cứng hàm), sau đó chuyển xuống cơ cổ, tay, chân.
Sau 6- 9h tử thi bị cứng hoàn toàn, nhưng chưa rõ. Sau 12- 24h biểu hiện cứng rõ hơn.
Cứng TT kéo dài 2- 3 ngày, đôi khi 4- 5 ngày,

Sau đó biến mất. Cứng TT biến mất cũng tuần tự từ trên xuống dưới. Nhưng cũng có những tr.hợp ngoại lệ.
--Người gầy yếu – cứng x/h nhanh (sau 30- 40ph và qua đI khá nhanh
--TT trẻ em – cứng kéo dà ít hơn
--Chết do các bệnh co giật (uốn ván, động kinh, điện cao thế, sét đánh) cứng xác giữ lâu hơn.
--T/th hành não và tuỷ sống cổ cứng rất nhanh ngay sau khi chấn thương và giữ nguyên tư thế như lúc bị chấn thương.

Nguyên nhân cứng xác:
--Đông protein (mioin) trong cơ do t/d của a xít láctic, sau đó miozin bịphân huỷ do lượng a xít lactic ứ đọng nhiều trong cơ thể.
--Mất nước các mô
--Hệ TK, đặc biệt là hệ TK giao cảm
ý nghĩa của cứng xác: X/đ thời gian chết

3-Thối rữa TT: là sự phân huỷ các protein của cơ thể do t/đ của vi khuẩn. Bình thường trong cơ thể luôn luôn có các vi khuẩn, chúng vào cơ thể qua đường tiêu hoá vào trong dạ dày, ruột làm phân huỷ protit tạo thành khí, trong đó có khí H2S có mùi trứng thối. Vi khuẩn đI ra ngoài cùng với phân. Vi khuẩn mới từ bên ngoài môI trường tiếp tục đI vào cùng với thức ăn.

Sau khi chết các vi khuẩn ở lại trong ruột tăng cường hoạt động mạnh lên tạo thành khí làm giãn căng ruột, bụng chướng to. Do đó để lâu sẽ có mùi hôI thối. Thường đến cuối ngày đầu và sang ngày thứ 2 thấy da bụng có màu xanh bẩn do khí H2S thấm vào thành bụng. Có màu này là do khi kết hợp với sắt của máu tạo thành sulphát sắt. Vết màu xanh lúc đầu x/h ở vùng bẹn bên phảI, lan dần vùng quanh rốn, dọc theo đại tràng. Sau 3- 4 ngày bụng chướng căng do khí nên có màu xanh lá cây.

Sau đó thấy thấy ở vùng liên sườn, cổ, dần dần lan ra toàn bộ TT. Khí chui vào dưới da, nên nhìn TT rất to, lâu có thể thấy phồng dộp da bên trong có dịch hồng (sau 1-2 tuần).
áp lực trong ổ bụng rất cao có thể làm vỡ thành bụng, đẩy tử cung ra ngoài. Do khí có trong bụng, nên TT có thể nổi trên mặt nước, kể cả có buộc đá hay vật nặng.
Nếu chết chậm có giai đoạn hấp hối, vì sức đề kháng của cơ thể giảm nên vi khuẩn đI vào máu khi người còn sống và lan đI nhanh khắp cơ thể, sau khi chết thối rữa bắt đầu không những ở vùng bụng, mà còn đồng thời ở các bộ phận khác. Nên vết thối rữa nổi hình lưới tĩnh mạch dưới da vùng vai, ngực, đùi…
Trong các vụ án mạng, chặt xác ra nhiều mảnh, thoíi rữa TT diễn ra chậm hơn.
TT trẻ sơ sinh – thối rữa chậm
Điều kiện thối rữa TT:
--Nhiệt độ
--Thể trạng
--Thể loại chết
--Bệnh tật
--Các cơ quan bộ phận khác nhau: Não, cơ quan nhu mô - nhanh; Chậm: các cơ quan cứng ít nước: tử cung không có thai, mạch máu, tuyến tiền liệt, sụn… Xương có thể giữ nguyên trạng hàng trăm năm nếu điều kiện thuận lợi.
--Côn trùng.
--Súc vật, gặm nhấm

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Các dấu hiệu chết bào gồm: Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất