1) Mục đích
_ Nhận định ban đầu về đối tượng
_ Định hướng cho việc khám nghiệm bên trong
2) Thực hiện:a. Giới tính: dùng đặc điểm vú và bộ phận sinh dục ngoài đề xác định. Trong điều kiện tử thi rửa nát, không còn phân biệt được thì sẽ dùng các biện pháp khác như xét nghiệm AND, đặc điểm về cốt học... để phân biệt.
b. Tuổi: một cách tương đối như
_ tóc lưa thưa, da đầu còn non, da mỏng, mềm ở con nít
_ tóc hoa râm, da dày ở người trung niên
_ tóc bạc, da nhăn nheo ở người già
c. Chủng tộc:_ Da trắng, tóc vàng, hung ở người châu Âu
_ Da vàng, tóc đen thẳng ở ngươi châu Á
_ Da đen, tóc đen xoăn ở người châu phi
d. Chiều caoe. Dấu hiện đặc trưng:_ Nốt ruồi
_ Vết xăm: xăm thẩm mĩ, nghề nghiệp, bạo lực…
_ Vết sẹo: phẫu thuật, tai nạn, thẩm mĩ…
_ Dị tật
_ Trang sức đeo trên người
f. Dấu hiệu chết:_ Vết hoen tử thi (livor mortis): do khi chết máu không còn lưu thông nữa mà ứ lại tại các vùng thấp của cơ thể tạo thành các mảng màu hoen đỏ tím nhạt gọi là vết hoen tử thi hay vết chết. Gồm có dạng chấm hoặc lan tỏa.
_ Sự nguội lạnh tử thi (cooling): dùng công thức
37độ C - t độ C :
---------------------- = thời gian chết
1,5 độ C
Trong đó t độ C là nhiệt độ đo ở hậu môn tử thi
_ Sự cứng tử thi (rigor mortis): bắt đầu phát triển cứng hoàn toàn từ 2 – 6h sau chết. Sau đó 12h đến 48h tử thi bắt đầu mềm trở lại
g. Tổn thương_ Dập nát, tụ máu, xây xát do vật tầy
_ Rách da, cơ, xuyên thủng, cắt đứt do vật nhọn
h. Dấu hiệu bệnh lý – ngộ độc:_ Ngộ độc CO2: tím tái
_ Ngộ độc CO: vết hoen tử thi màu đỏ hoa đào
_ Da trắng bệch: mất máu do xuất huyết nội, vết thương kín
_ Chấm xuất huyết: nhiễm siêu vi, thiếu vitC, DIC…
_ Vàng da: tán huyết, sốt rét, tắc mật…