Nhiều nghiên cứu về y tế dự phòng rất có giá trị, song việc đầu tư vẫn chưa thoả đáng, dẫn tới cả sự yếu kém và thiếu hụt nơi những người làm công tác ở khu vực này.18 nghiên cứu về các lĩnh vực vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh lao động, dịch tễ học phân tử... đã được báo cáo tại hội nghị khoa học - công nghệ y học dự phòng, do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức ngày 24/6 tại TP.HCM.
[You must be registered and logged in to see this link.] |
Cơ chế lây truyền cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra. |
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các nghiên cứu sau rất có giá trị trong công tác "phòng bệnh" cũng như giúp giải quyết những vấn đề cấp bách, nóng bỏng của đời sống: Dịch tễ học phân tử các virus Dengue-4 ở Việt Nam; đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm phổi do virus cúm 4/H5N1; phân bố dịch tễ họ vùng có nguy cơ cao bệnh bụi phổi silic tại miền Trung; cải thiện dinh dưỡng vị thành niên và phụ nữ tuổi sinh đẻ; dư lượng chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả trên thị trường Hà Nội và TP.HCM; tính hiệu quả khoa học một số luận án tiến sĩ y học dự phòng...
Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu trình bày dưới dạng poster rất đa dạng và phong phú, chọn ra từ 104 bài nghiên cứu khoa học - công nghệ về y học dự phòng trong cả nước gửi về tham gia hội nghị.
Dịp này, Hội Y học dự phòng Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hoạt động trong thời gian tới: Tập trung giải quyết những bệnh nhiễm trùng; có chiến lược "tự túc" vắc-xin, sản xuất, sử dụng và hạn chế tình trạng kháng kháng sinh. Nâng cấp hoạt động vệ sinh môi trường, phối hợp liên kết các hoạt động thực địa - phòng thí nghiệm - lâm sàng. Tăng cường hoạt động truyền thông...
Tuy vậy, Hội vẫn ưu tư do 60% công việc của ngành y tế thuộc về dự phòng nhưng khu vực này chưa được đầu tư đúng mức. Đội ngũ y tế dự phòng vừa yếu, vừa thiếu (bài bản, hệ thống), mỗi ngày càng suy giảm đi. Do đó, Hội khuyến nghị Nhà nước cần đào tạo và đầu tư hơn nữa về chính sách, chế độ cho đội ngũ y tế dự phòng.