Việc bạn vừa học y tế dự phòng vừa luyện thi vào y đa khoa là thật sự không nên,nó sẽ chiếm của bạn rất... rất nhiều công sức khi phải làm một lúc 2 việc.Giả dụ bạn thành công,bạn cũng đã mất hết một năm.Rồi sau khi ra trường,bạn sẽ còn đối mặt với nhiều thực tế khó khăn.Như đã nói trên,học xong y học DP thì xem như bạn đã có một chuyên khoa rồi đó,và BS y tế dự phòng là "oách" lắm đó,làm những chuyện "lớn lao" chứ không phải trị nhức đầu sổ mũi.Trong 4 năm học chung với y đa khoa,nếu bạn cố gắng,bạn sẽ nắm được nhiều kiến thức và sẽ chọn được cho mình một chuyên khoa ưa thích,sẽ tự tìm học cái này nhiều hơn(thí dụ xin vào khoa đó học trong những ngày nghỉ....).
Bạn không thấy nhiều người học y đa khoa không xin được việc làm đó sao?nhiều người phải qua làm y tế dự phòng,rồi làm trình dược...
Trích:
...Nhưng có một thứ khiến người ta giỏi hơn người, đó không phải thiên bẩm mà là niềm đam mê. Với đam mê người ta làm việc không biết mệt dù vắt cạn sức mình mà lòng vẫn vui sướng. Với niềm yêu thích bao giờ công việc cũng thú vị và nhẹ nhàng. Người ta lấy công việc mình yêu thích làm mục tiêu phấn đấu, lấy tinh thần hứng khởi để làm việc và cố gắng vượt qua thử thách để theo đuổi đam mê. Do đó thành công là điều tất yếu |
--->Cũng đúng nhưng chưa chắc,thành công còn tùy thuộc ở ông trời nữa,và tùy theo mình định nghĩa như thế nào là thành công.Con đường từ đam mê tới thành công cũng chông gai lắm và còn nhiều cái "duyên" tác động vào nữa,ảnh hưởng của chúng cũng lớn lắm(sau này bạn sẽ rõ).Có lúc cũng bằng lòng với những gì mình đạt được,nhưng cũng có lúc mệt mỏi ê chề,rã rời thân xác lẫn tinh thần.Tôi nói điều này không phải để các bạn nản chí,nhưng muốn nói rằng cái niềm đam mê của chúng ta nó cũng tương đối thôi.Nhất là ở những bạn trẻ,tôi có người bạn nữ hồi phổ thông nhất quyết vô ngành y,năm tôi y5 thì bạn mới y1( lần thi thứ 6 mới đậu),ngay tuần đầu khi thực tập giải phẫu bạn đã nhận ra ngành y không hợp với mình nhưng cũng cố gắng,rồi bạn cũng học xong,về công tác tại khoa Nhi BV tỉnh nhà(là khoa mà bạn thích nhất),thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng cũng công tác tốt,rồi bạn đi học CK cấp 1,lập gia đình,có con...và mới đây, sau gần 10 năm công tác bạn xin nghỉ việc vì "hết lửa,chán công việc,ở nhà trông con".
Tôi thì hồi nhỏ rất mê kiến trúc và xây dựng,nhưng phải học ngành y vì mong muốn của mẹ cha,và luôn "dòm ngó" xem mấy thằng bạn kiến trúc,xây dựng nó học gì để mà tiếc nuối.Sau khi ra trường tôi được nhận vào ngay BV tỉnh lớn,khoa "ngon",mặc dù không đúng sở thích của tôi,rồi nhiều sóng gió xảy ra nhưng tôi vẫn cố gắng làm và chứng tỏ được rằng mình không phải tệ,và rồi nhận ra rằng những cái mà tôi thích trước đây,tôi thật sự không có chút "năng khiếu" nào.Rồi tôi cũng từng yêu thích toán học và giỏi toán,nhưng khi tìm hiểu ở cấp độ cao hơn thì mới biết mình đã va đầu vào đá.
Trích:
Không gì bằng giúp đỡ người khác bằng tất cả tài năng, kiến thức của mình có được, và em nhận ra sẽ hạnh phúc lắm khi những gì mình làm có thể mang đến tốt lành cho người khác. Mỗi lần nhìn thấy những người thân yêu của mình đau đớn vì bệnh tật, chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết chút kiến thức gì, thấy mình thật vô dụng, bất lực. Muốn trực tiếp chăm sóc mới thấy an tâm, muốn hiểu rõ hơn để giúp đỡ thiết thực...và nhiều hơn nữa. |
Bác sĩ y học dự phòng là mang đến tốt đẹp cho nhiều người,cho cả cộng đồng.
Bạn nghĩ rằng làm Bs điều trị thì sẽ không lúc nào cảm thấy bất lực trước bệnh tật của những người thân yêu sao?Tôi nhiều lần cảm thấy như vậy rồi,mẹ tôi bệnh,con tôi bệnh,rồi bạn tôi bệnh ngay đúng chuyên khoa của tôi,rồi những bệnh nhân của tôi nữa,lúc đó chỉ biết cầu ông trời thôi bạn...
"phải chi hồi đó mình cố gắng thêm chút nữa...",tự vấn là một điều tốt,nên làm,nhưng đừng để nó thành đám mây đen che phủ con đường ta đi đến niềm đam mê.
Bạn đang có lợi thế là được học một ngành mới mẻ,được đào tạo chính quy trong y khoa nước ta,và nó rất gần với mơ ước của bạn.Sau khi đọc hết 2 bài này rồi,bạn phải tự hỏi :mình thật sự đang dao động vì cái gì nhé.