Tiêu đề: Chuyện điều dưỡng:"Trăm nghe không bằng một thấy"
Chăm sóc bệnh nhân tỉmỉ, chu đáo như chính người thân mình, đầu căng như dây đàn khi gặp cacấp cứu nặng, quá tải người bệnh, đối mặt với nguy cơ lây bệnh cao… làcông việc hàng ngày của nữ điều dưỡng bệnh viện. Chỉ có cái tâm, lòngyêu nghề mới giúp họ trụ vững. Thức đêm cùng người bệnh Nhiều người nói điều dưỡng là “chânsai vặt” của bác sỹ nhưng có ở trong nghề, nghe kể về công việc hàngngày của họ mới thấy “chân sai vặt” ấy quan trọng đến như thế nào. Chị Thanh Lan, điều dưỡng Khoa Chămsóc đặc biệt, Bệnh viện FV, Q.7 cho biết bên cạnh việc theo dõi bệnh,tiêm thuốc, người điều dưỡng phải chăm sóc cho bệnh nhân từ thể xác đếntinh thần. Với những bệnh nhân nằm liệt giường, có khi nằm cả năm trời,bệnh nhân sau phẫu thuật… cần được tắm rửa, mát xa, xoa bóp cơ thể. “Nếu mình không chăm sóc, bệnh nhânsẽ bị lở loét khắp người vì không vận động, bị viêm phổi do nằm lâu…Nhất là trò chuyện giúp họ bớt lo lắng, buồn tủi vì căn bệnh của mình”.
"Mỗi người bệnh cần được đối xử như người thân của mình" - chị Vui nói. Ảnh: Thái Phương
Với những điều dưỡng thuộc khoa hậuphẫu, hồi sức cấp cứu ở các bệnh viện, chuyện thức cả đêm bên giườngbệnh để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã trở thành chuyệnhiển nhiên. Ngọc Tâm, điều dưỡng Khoa Gây mê hồisức trại hồi sức hậu phẫu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khoachị chuyên điều trị bệnh nhân sau mổ cần phải được chăm sóc toàn diện,đòi hỏi người điều dưỡng phải luôn theo dõi sát người bệnh, túc trực cảngày lẫn đêm. Khi bệnh nhân gặp sự cố, biến chứng nguy hiểm còn báo kịpcho bác sỹ cấp cứu. “Chỉ cần một giây lơ là sẽ đánh đổi bằng tính mạng của người bệnh. Thế nên nhiều lúc tinh thần của tụi mình căng như dây đàn". Chỉ cái tâm mới theo nổi nghề Để trụ lại được vớinghề vất vả nhưng chưa được coi trọng này, các chị phải luôn tâm niệmlàm vì cái tâm, vì sức khỏe của bệnh nhân, coi người bệnh như bản thânmình để chăm sóc hết mình. Cùng thay băng, rửa vết thương nhưng làm sao bệnh nhân thấy yên tâm, không đau, không bị nhiễm trùng mới thật sự là điều dưỡng. “Nếu thay gạc cho bệnhnhân sợ dơ tay, tắm rửa cho họ sợ vất vả, cấp cứu tai nạn sợ máu… sẽkhông thể làm nghề này. Còn làm chỉ để xong việc, đối phó thì nhữngbệnh nhân nằm liệt giường cả năm ai sẽ chăm sóc?” - chị Vui nói. Không ít lần gặp cacấp cứu do tai nạn, ngộ độc với nhiều bệnh nhân, điều dưỡng phải tựmình băng bó vết thương, cấp cứu cho người bệnh vì bác sỹ làm khôngxuể. Chị Nhung, Bệnh việnThống Nhất kể lại lần mình tự cầm máu, bó nẹp cẳng chân đã gãy lủnglẳng vì tai nạn của một bệnh nhân nam trong xe ô tô. Bệnh nhân trong quátrình điều trị thường đau đớn, không kiềm chế được bản thân mà hay quáttháo, thậm chí chửi mắng điều dưỡng. Tuy nhiên, người điều dưỡng phảihiểu tâm lý bệnh nhân để thông cảm, an ủi họ. Thậm chí có chị điềudưỡng bị lây viêm gan nặng từ bệnh nhân nhưng không một lời trách móc,chỉ tự mình âm thầm chịu đựng… “Phải có cái tâm,nhiều lúc bị bệnh nhân đau đớn, tinh thần không ổn định quát tháo ầm ĩnhưng mình vẫn phải cố gắng chăm sóc hết mình” - chị Nhung nói.