DẪN LƯU MÀNG PHỔI
1. Bệnh án :
2. CELL BLOCK : Định hướng bệnh ác tính.
3. Siphonage : Dẫn lưu màng phổi kín.
4. Cần chú ý :
Đường thở.
Khung sườn.
Xoang màng phổi kí, ảo. Đạt ảo cần tháo nước bằng cách chọc hút hay dùng siphonage.
5. Chỉ định
Dịch > 1/3 phế trường.
Khí > 1/3 phế trường.
Dịch + Khí.
Các phẫu thuật mở ngực.
6. Vị trí
Khí cao : LS II đường trung đòn.
Dịch thấp : LS VII + đường nách sau khó chọc nên chọc LS VII + đường nách giữa.
Dịch + Khí : Đặt 2 nơi 2 bình hay dùng 1 chạc 3 nối ra 1 bình.
7. Ống dẫn lưu
Cứng gây áp suất âm.
Mềm sợ tổn thương cơ quan.
Dọc theo ống có đường chỉ cản quang (để chụp ảnh quan sát).
Có thể khoét thêm lỗ bên hông.
8. Cắm ống dẫn lưu ngập trong nước 1.5 – 2cm. Không cắm quá nông vì có thể bệnh nhân xoay trở hay hít sâu thì ống chạy lên khỏi mặt nước. Không cắm quá nông vì cắm sâu gây áp lực lớn không dẫn lưu dịch ra khỏi ống được.
Hít vào → áp suất âm → nước lên trong ống.
Thở ra → nước xuống.
Đặt dẫn lưu : đặt chỗ thắp nhất, dẫn lưu trực tiếp.
9. Ống Siphonage dài 30cm.
10. Siphonage cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng nên rút nhanh sau 24 – 48 – 72 giờ bất kể lý do gì ngoại trừ tràn mủ màng phổi. Sau đó chụp X – quang lại kiểm tra nếu vẫn còn dịch thì siphonage lại còn hết hay còn ít dịch thì để tự hấp thu.
11. Lúc rút ống dẫn lưu cần lưu ý :
Có 2 quan niệm :
• Thở ra tối đa và rút : đẩy thêm ra ngoài thêm 1 ít dịch (ít khả thi).
• Hít vào tối đa và rút.
Tóm lại cần nhớ cho bệnh nhân nín thở.