Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

	Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên  Empty 	Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên  Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri May 06, 2011 12:05 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
avatar
vodanh1402
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
116%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 116
» Points : 328
» Reputation : 6
» Join date : 11/11/2010
» Age : 34
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên


(Phunutoday)
- Mọi người ai cũng từng nghe chuyện thầy trò Đường tăng đi Tây Thiên
thỉnh kinh, cầu Phật pháp trong tiểu thuyết Tây Du Ký lừng danh. Song
tiểu thuyết thì chỉ là tiểu thuyết, nghĩa là nó là chuyện tưởng tượng và
bịa đặt. Vậy trong lịch sử, có thầy trò Đương tăng và chuyến thỉnh kinh
ở “trời Tây” hay không? Câu trả lời là có.



Chuyến “du học” không thần thánh trên đất Ấn
Trong
“Tây Du Ký” thầy trò Đường tăng bao gồm 4 người, ngoại trừ sư phụ Đường
Tam Tạng còn có 3 đệ tử, đều có xuất thân thần thánh: Một là Tôn Ngộ
Không, vốn là một con khỉ đá rất thần thông, tự phong là Tề thiên đại
thánh, hai là Trư Ngộ Năng, vốn là Thiên bồng nguyên soái của thiên đình
và ba là Sa Ngộ Tịnh, vốn là Quyển liêm tướng quân. Ngoài ra, con ngựa
mà Đường tăng cưỡi cũng vốn là thái tử của long vương bị đày do từng lập
mưu ăn thịt Đường tăng.


Truyện kể rằng, bốn thầy trò Đường
tăng đã có một cuộc hành trình ròng rã 14 năm, vượt qua rất nhiều kiếp
nạn cuối cùng mới đến được đất Phật, gặp Phật tổ và xin kinh. Khi thỉnh
được kinh trở về, có tám vị Kim cương cưỡi mây theo hộ tống về kinh đô
Trường An. Khi đọc “Tây Du Ký”, ai cũng biết ba vị đệ tử thần thông,
xuất thân từ tướng nhà trời, rồi chuyện yêu quái ăn thịt người,… đều chỉ
là chuyện bịa đặt và tưởng tượng ra cả. Tuy nhiên, những gì sử sách còn
ghi chép được cho thấy, chuyến thỉnh kinh Tây Thiên kéo dài 14 năm của
Đường Tam Tạng được miêu tả trong “Tây Du Ký” lại hoàn toàn có thực.

Sử
sách còn ghi lại rằng, Đường Tam Tạng, hay còn gọi là Đường Huyền Trang
vốn tên thật là Trần Huy, sinh vào khoảng năm Nhân Thọ thứ 2 đời Tùy
Văn Đế Dương Kiên (tức năm 602) tại huyện Câu Thị, nay là tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc. Do hai người anh trai của Trần Vỹ xuất gia làm sư ở chùa
Tịnh Thổ Lạc Dương nên từ nhỏ Trần Vỹ đã theo anh tụng niệm kinh Phật,
đồng thời đọc cả sách Nho, Đạo…

	Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên  Images436560_443_kakaka


Vào
thời bấy giờ, việc xuất gia đều do triều đình quản lý, những người muốn
xuất gia phải tham gia một kỳ thi, gọi là kỳ thị “Độ tăng”, ai đủ tiêu
chuẩn mới được công nhận cho sư. Khi 10 tuổi, Trần Vỹ theo gót anh trai
đăng ký tham gia kỳ thi độ tăng này. Trong danh sách 27 người đứng đầu
kỳ thi ở Lạc Dương, Trần Vỹ nhỏ tuổi nhất, vì vậy quan chủ khảo mới cho
gọi Trần Vỹ tới hỏi: “Còn nhỏ tuổi vậy mà đã xuất gia, mục đích xuất gia
của ngươi là gì?”. Không ngờ, Trần Vỹ bình tĩnh đáp: “Tôi muốn xa thì
nối gót Như lai, gần thì làm rạng rỡ những gì mà Ngài để lại”.

Quan
chủ khảo ban đầu vốn không định cho Trần Vỹ đậu nhưng khi nghe đối đáp,
quyết định đặc cách cho cậu bé 10 tuổi làm sa di (hòa thượng mới xuất
gia), thử thách trong vòng 3 năm. Đến năm 13 tuổi, Trần Vỹ chính thức
xuất gia, hiệu là Huyền Trang, cùng hai người anh của mình tu tại chùa
Tịnh Thổ. Trong suốt thời kỳ động loạn cuối đời Tùy đầu đời Đường, Huyền
Trang cùng hai người anh của mình đã đi từ Lạc Dương tới Trường An rồi
Tứ Xuyên tầm sư học đạo.

Đến năm 21 tuổi, Huyền Trang đã có
một cuộc tranh luận với một đại sư nổi tiếng ở Trường An lúc bấy giờ về
kinh Đại thừa. Với trí tuệ và thiên tài trong việc lý giải Phật pháp,
tiếng tăm của Huyền Trang sau cuộc tranh luận ấy nổi như cồn, trở thành
một nhân vật đình đám trong giới Phật môn. Tuy nhiên, vì đọc nhiều và
học nhiều nơi nên Huyền Trang phát hiện ra rằng, mỗi người lại hiểu kinh
Phật theo một kiểu khác nhau, có rất nhiều mâu thuẫn.

Tìm hiểu
nguyên nhân, Huyền Trang phát hiện ra rằng, kinh điển nhà Phật được
truyền sang Trung Quốc vẫn chưa được dịch hết, trong khi đó, những đại
sư thế hệ trước ở Trung Quốc lại chủ yếu dịch theo ý nghĩa là chính dẫn
đến mỗi người giải thích theo một cách, mỗi người hiểu theo một kiểu.
Huyền Trang cho rằng, để giải quyết tình trạng này, thống nhất cách hiểu
kinh điển Phật giáo ở Trung Quốc thì chỉ có một cách là toàn bộ kinh
điển Phật giáo phải được dịch chính xác và đầy đủ từ các bản tiếng Phạn.
Chính vì vậy, Huyền Trang quyết định thực hiện một chuyến “du học” sang
Ấn Độ, nơi phát nguyên của Phật giáo để nguyên văn kinh Phật, thực hiện
hoài bão của mình.

Vào năm 629, năm Trinh Quán đời Đường, Huyền Trang quyết định lên đường đi về phía Tây.
Tuy nhiên, vào thời đó, những người muốn đi về phía Tây Vực đều phải
được sự cho phép của Hoàng đế. Huyền Trang cũng không ngoại lệ. Tuy
nhiên, ông hai lần dâng biểu lên vua Đường lúc bấy giờ là Lý Thế Dân đều
không được chấp nhân. Không giống như trong “Tây Du Ký”, Đường Tam Tạng
trước khi lên đường được vua Đường nhận làm huynh đệ, tặng cho chiếc
bát vàng, áo cà sa quý và bày tiệc rượu tiễn ra tận cửa thành, Huyền
Trang một mình cưỡi con ngựa già lên đường đi về phía Tây mà không hề
được sự ân chuẩn của Hoàng đế Đại Đường.

Chuyến đi của Huyền
Trang gặp phải không ít khó khăn vất vả. Có khi Huyền Trang phải nhịn
đói nhịn khát suốt bảy tám ngày ròng rã giữa một trảng sa mạc trời nắng
chang chang, không một bóng cây cũng không có người qua lại. Có khi lại
gặp phải bọn thổ dân ăn thịt người bắt giữ.

Tuy nhiên, Huyền
Trang tự nói với mình rằng: “Thà đi về phía tây mà chết chứ quyết không
quay về đông mà giữ lấy mạng sống”. Khi đi qua Cao Xương, một quốc gia
nhỏ ở Tân Cương lúc bấy giờ, quốc vương nước này đã mời Huyền Trang ở
lại làm quốc sư, truyền giảng Phật pháp. Tuy nhiên, vàng bạc châu báu và
quyền lực không làm chùn bước Huyền Trang. Ông quyết thực hiện chuyến
hành hương cầu Phật của mình.

Cuộc hành trình kéo dài suốt
hai năm, vượt qua Tân Cương, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanista, cuối cùng Huyền
Trang cũng đến được biên giới của Ấn Độ. Năm 30 tuổi, Huyền Trang đến
chùa Na Lan Đà của Ấn Độ cầu học, được Giới Hiền đại sư nhận làm đệ tử.
Na Lan Đà khi đó là nơi đào tạo tăng sư lớn nhất của Ấn Độ còn Giới Hiền
đại sư là vị cao tăng đức cao vọng trọng nhất trong chùa lúc bấy giờ.

Huyền
Trang ở lại chùa Na Lan Đà theo học Giới Hiền 6 năm, chuyên tập nghiên
cứu pháp tướng và học chữ Phạn. Sau sáu năm, Huyền Trang được coi là một
trong 10 đệ tử xuất sắc nhất của Giới Hiền. Sau khi đã kết thúc khóa
học ở chùa Na Lan Đà, Huyền Trang xin Giới Hiền cho mình đi chu du Ấn
Độ. Ông đã dành rất nhiều thời gian, thăm thú khắp nơi đặc biệt là các
di tích đạo Phật trên khắp Ân Độ.

Sau khi trở lại chùa Na Lan Đà,
Huyền Trang được Giới Hiền cho giảng kinh trong chùa cho các sư tăng.
Danh tiếng Huyền Trang nhờ vậy được cả giới Phật môn Ấn Độ biết tới.
Giới Nhật vương khi đó là chủ liên minh các quốc gia Ấn Độ nghe tiếng
Huyền Trang còn cho mời đến gặp mặt.

Và vị đại sư thông ngôn nổi tiếng nhất lịch sử
Năm Huyền Trang 41 tuổi, tức vào năm 643, sau 12 năm lưu học Ấn Độ,
ông có ý trở về. Giới Nhật vương biết chuyện đã tổ chức một buỗi tiễn
đưa long trọng có mặt của 18 vị quốc vương các quốc gia Ấn Độ. Sau đó,
Giới Nhật vương vẫn không muốn Huyền Trang ra đi, liên tục mở tiệc khoản
đãi, còn có ý định mời ông làm quốc sư. Tuy nhiên, Huyền Trang nhất
định từ chối đòi trở về.

	Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên  Images436561_443_lo


Ngày 25 tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19 nhà Đường, Huyền Trang về đến Trường An.
Sử chép rằng, những tín đồ đạo Phật biết Huyền Trang từ Thiên Trúc trở
về kéo ra đón tiếp chật đường. Đường Thái Tông Lý Thế Dân biết chuyện,
cho mời Huyền Trang đến gặp, khuyên ông nên hoàn tục, dùng tri thức mình
học được ở Thiên Trúc làm quan giúp sức cho triều đình.

Huyền
Trang đã mỉm cười từ chối, nói mình xuất gia từ nhỏ, một lòng cầu Phật,
không có ý định làm quan. Không chấp nhận lời đề nghị làm quan của vua
Đường nhưng cuộc gặp gỡ ấy đã giúp Huyền Trang thực hiện được hoài bão
của mình từ 15 năm trước. Lý Thế Dân đã đồng ý cung cấp tiền để Huyền
Trang tổ chức dịch lại toàn bộ kinh điển Phật giáo mà ông mang về từ Ấn
Độ nhằm thống nhất cách hiểu kinh điển Phật giáo ở Trung Quốc lúc bấy
giờ.

Được chu cấp của triều đình, Huyền Trang sau đó đã sống tại
chùa Hoằng Phúc ở Trường An để tổ chức dịch kinh Phật. Tháng 5 năm đó,
ông và các cao tăng từ khắp nơi trong cả nước bắt đầu dịch bộ “Đại bồ
tát tạng kinh” gồm 20 cuốn. Chín tháng sau đó, ông đã hoàn thành.

Suốt
mười chín năm ròng rã sau đó, (từ 645-644) Huyền Trang đã dịch được tất
cả bảy mươi lăm bộ kinh, gần một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển từ
tiếng Phạn dịch qua tiếng Hán. Ông còn dịch một bộ “Ðạo đức Kinh” và
"Ðại Thừa khởi tín luận" từ chữ Hán ra chữ Phạn. Ngoài ra, Huyền Trang
cũng viết một bộ “Đại Đường Tây Vực ký” gồm 12 quyển ghi lại đầy đủ
những điều ông đã thấy, đã biết trong cuộc hành trình kéo dài 17 năm ông
“du học” Ấn Độ.

Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, Huyền Trang viên tịch tại chùa Ngọc Hoa, vì bệnh nặng. Thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 cùng năm, thi hài Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Sử chép, ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận theo về để đưa tiễn.
Ðám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần Huyền
Trang. Có lẽ từ xưa đến nay đến đế vương cũng chưa có vị nào được ngưỡng
mộ sùng bái bằng vị thánh tăng có một không hai này.



(Phunutoday) - Mọi người ai cũng từng nghe chuyện thầy trò Đường tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, cầu Phật pháp trong tiểu thuyết Tây Du Ký lừng danh. Song tiểu thuyết thì chỉ là tiểu thuyết, nghĩa là nó là chuyện tưởng tượng và bịa đặt. Vậy trong lịch sử, có thầy trò Đương tăng và chuyến thỉnh kinh ở “trời Tây” hay không? Câu trả lời là có.


Chuyến “du học” không thần thánh trên đất Ấn
Trong “Tây Du Ký” thầy trò Đường tăng bao gồm 4 người, ngoại trừ sư phụ Đường Tam Tạng còn có 3 đệ tử, đều có xuất thân thần thánh: Một là Tôn Ngộ Không, vốn là một con khỉ đá rất thần thông, tự phong là Tề thiên đại thánh, hai là Trư Ngộ Năng, vốn là Thiên bồng nguyên soái của thiên đình và ba là Sa Ngộ Tịnh, vốn là Quyển liêm tướng quân. Ngoài ra, con ngựa mà Đường tăng cưỡi cũng vốn là thái tử của long vương bị đày do từng lập mưu ăn thịt Đường tăng.

Truyện kể rằng, bốn thầy trò Đường tăng đã có một cuộc hành trình ròng rã 14 năm, vượt qua rất nhiều kiếp nạn cuối cùng mới đến được đất Phật, gặp Phật tổ và xin kinh. Khi thỉnh được kinh trở về, có tám vị Kim cương cưỡi mây theo hộ tống về kinh đô Trường An. Khi đọc “Tây Du Ký”, ai cũng biết ba vị đệ tử thần thông, xuất thân từ tướng nhà trời, rồi chuyện yêu quái ăn thịt người,… đều chỉ là chuyện bịa đặt và tưởng tượng ra cả. Tuy nhiên, những gì sử sách còn ghi chép được cho thấy, chuyến thỉnh kinh Tây Thiên kéo dài 14 năm của Đường Tam Tạng được miêu tả trong “Tây Du Ký” lại hoàn toàn có thực.

Sử sách còn ghi lại rằng, Đường Tam Tạng, hay còn gọi là Đường Huyền Trang vốn tên thật là Trần Huy, sinh vào khoảng năm Nhân Thọ thứ 2 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (tức năm 602) tại huyện Câu Thị, nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Do hai người anh trai của Trần Vỹ xuất gia làm sư ở chùa Tịnh Thổ Lạc Dương nên từ nhỏ Trần Vỹ đã theo anh tụng niệm kinh Phật, đồng thời đọc cả sách Nho, Đạo…



Vào thời bấy giờ, việc xuất gia đều do triều đình quản lý, những người muốn xuất gia phải tham gia một kỳ thi, gọi là kỳ thị “Độ tăng”, ai đủ tiêu chuẩn mới được công nhận cho sư. Khi 10 tuổi, Trần Vỹ theo gót anh trai đăng ký tham gia kỳ thi độ tăng này. Trong danh sách 27 người đứng đầu kỳ thi ở Lạc Dương, Trần Vỹ nhỏ tuổi nhất, vì vậy quan chủ khảo mới cho gọi Trần Vỹ tới hỏi: “Còn nhỏ tuổi vậy mà đã xuất gia, mục đích xuất gia của ngươi là gì?”. Không ngờ, Trần Vỹ bình tĩnh đáp: “Tôi muốn xa thì nối gót Như lai, gần thì làm rạng rỡ những gì mà Ngài để lại”.

Quan chủ khảo ban đầu vốn không định cho Trần Vỹ đậu nhưng khi nghe đối đáp, quyết định đặc cách cho cậu bé 10 tuổi làm sa di (hòa thượng mới xuất gia), thử thách trong vòng 3 năm. Đến năm 13 tuổi, Trần Vỹ chính thức xuất gia, hiệu là Huyền Trang, cùng hai người anh của mình tu tại chùa Tịnh Thổ. Trong suốt thời kỳ động loạn cuối đời Tùy đầu đời Đường, Huyền Trang cùng hai người anh của mình đã đi từ Lạc Dương tới Trường An rồi Tứ Xuyên tầm sư học đạo.

Đến năm 21 tuổi, Huyền Trang đã có một cuộc tranh luận với một đại sư nổi tiếng ở Trường An lúc bấy giờ về kinh Đại thừa. Với trí tuệ và thiên tài trong việc lý giải Phật pháp, tiếng tăm của Huyền Trang sau cuộc tranh luận ấy nổi như cồn, trở thành một nhân vật đình đám trong giới Phật môn. Tuy nhiên, vì đọc nhiều và học nhiều nơi nên Huyền Trang phát hiện ra rằng, mỗi người lại hiểu kinh Phật theo một kiểu khác nhau, có rất nhiều mâu thuẫn.

Tìm hiểu nguyên nhân, Huyền Trang phát hiện ra rằng, kinh điển nhà Phật được truyền sang Trung Quốc vẫn chưa được dịch hết, trong khi đó, những đại sư thế hệ trước ở Trung Quốc lại chủ yếu dịch theo ý nghĩa là chính dẫn đến mỗi người giải thích theo một cách, mỗi người hiểu theo một kiểu. Huyền Trang cho rằng, để giải quyết tình trạng này, thống nhất cách hiểu kinh điển Phật giáo ở Trung Quốc thì chỉ có một cách là toàn bộ kinh điển Phật giáo phải được dịch chính xác và đầy đủ từ các bản tiếng Phạn. Chính vì vậy, Huyền Trang quyết định thực hiện một chuyến “du học” sang Ấn Độ, nơi phát nguyên của Phật giáo để nguyên văn kinh Phật, thực hiện hoài bão của mình.

Vào năm 629, năm Trinh Quán đời Đường, Huyền Trang quyết định lên đường đi về phía Tây. Tuy nhiên, vào thời đó, những người muốn đi về phía Tây Vực đều phải được sự cho phép của Hoàng đế. Huyền Trang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ông hai lần dâng biểu lên vua Đường lúc bấy giờ là Lý Thế Dân đều không được chấp nhân. Không giống như trong “Tây Du Ký”, Đường Tam Tạng trước khi lên đường được vua Đường nhận làm huynh đệ, tặng cho chiếc bát vàng, áo cà sa quý và bày tiệc rượu tiễn ra tận cửa thành, Huyền Trang một mình cưỡi con ngựa già lên đường đi về phía Tây mà không hề được sự ân chuẩn của Hoàng đế Đại Đường.

Chuyến đi của Huyền Trang gặp phải không ít khó khăn vất vả. Có khi Huyền Trang phải nhịn đói nhịn khát suốt bảy tám ngày ròng rã giữa một trảng sa mạc trời nắng chang chang, không một bóng cây cũng không có người qua lại. Có khi lại gặp phải bọn thổ dân ăn thịt người bắt giữ.

Tuy nhiên, Huyền Trang tự nói với mình rằng: “Thà đi về phía tây mà chết chứ quyết không quay về đông mà giữ lấy mạng sống”. Khi đi qua Cao Xương, một quốc gia nhỏ ở Tân Cương lúc bấy giờ, quốc vương nước này đã mời Huyền Trang ở lại làm quốc sư, truyền giảng Phật pháp. Tuy nhiên, vàng bạc châu báu và quyền lực không làm chùn bước Huyền Trang. Ông quyết thực hiện chuyến hành hương cầu Phật của mình.

Cuộc hành trình kéo dài suốt hai năm, vượt qua Tân Cương, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanista, cuối cùng Huyền Trang cũng đến được biên giới của Ấn Độ. Năm 30 tuổi, Huyền Trang đến chùa Na Lan Đà của Ấn Độ cầu học, được Giới Hiền đại sư nhận làm đệ tử. Na Lan Đà khi đó là nơi đào tạo tăng sư lớn nhất của Ấn Độ còn Giới Hiền đại sư là vị cao tăng đức cao vọng trọng nhất trong chùa lúc bấy giờ.

Huyền Trang ở lại chùa Na Lan Đà theo học Giới Hiền 6 năm, chuyên tập nghiên cứu pháp tướng và học chữ Phạn. Sau sáu năm, Huyền Trang được coi là một trong 10 đệ tử xuất sắc nhất của Giới Hiền. Sau khi đã kết thúc khóa học ở chùa Na Lan Đà, Huyền Trang xin Giới Hiền cho mình đi chu du Ấn Độ. Ông đã dành rất nhiều thời gian, thăm thú khắp nơi đặc biệt là các di tích đạo Phật trên khắp Ân Độ.

Sau khi trở lại chùa Na Lan Đà, Huyền Trang được Giới Hiền cho giảng kinh trong chùa cho các sư tăng. Danh tiếng Huyền Trang nhờ vậy được cả giới Phật môn Ấn Độ biết tới. Giới Nhật vương khi đó là chủ liên minh các quốc gia Ấn Độ nghe tiếng Huyền Trang còn cho mời đến gặp mặt.

Và vị đại sư thông ngôn nổi tiếng nhất lịch sử
Năm Huyền Trang 41 tuổi, tức vào năm 643, sau 12 năm lưu học Ấn Độ, ông có ý trở về. Giới Nhật vương biết chuyện đã tổ chức một buỗi tiễn đưa long trọng có mặt của 18 vị quốc vương các quốc gia Ấn Độ. Sau đó, Giới Nhật vương vẫn không muốn Huyền Trang ra đi, liên tục mở tiệc khoản đãi, còn có ý định mời ông làm quốc sư. Tuy nhiên, Huyền Trang nhất định từ chối đòi trở về.




Ngày 25 tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19 nhà Đường, Huyền Trang về đến Trường An. Sử chép rằng, những tín đồ đạo Phật biết Huyền Trang từ Thiên Trúc trở về kéo ra đón tiếp chật đường. Đường Thái Tông Lý Thế Dân biết chuyện, cho mời Huyền Trang đến gặp, khuyên ông nên hoàn tục, dùng tri thức mình học được ở Thiên Trúc làm quan giúp sức cho triều đình.

Huyền Trang đã mỉm cười từ chối, nói mình xuất gia từ nhỏ, một lòng cầu Phật, không có ý định làm quan. Không chấp nhận lời đề nghị làm quan của vua Đường nhưng cuộc gặp gỡ ấy đã giúp Huyền Trang thực hiện được hoài bão của mình từ 15 năm trước. Lý Thế Dân đã đồng ý cung cấp tiền để Huyền Trang tổ chức dịch lại toàn bộ kinh điển Phật giáo mà ông mang về từ Ấn Độ nhằm thống nhất cách hiểu kinh điển Phật giáo ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Được chu cấp của triều đình, Huyền Trang sau đó đã sống tại chùa Hoằng Phúc ở Trường An để tổ chức dịch kinh Phật. Tháng 5 năm đó, ông và các cao tăng từ khắp nơi trong cả nước bắt đầu dịch bộ “Đại bồ tát tạng kinh” gồm 20 cuốn. Chín tháng sau đó, ông đã hoàn thành.

Suốt mười chín năm ròng rã sau đó, (từ 645-644) Huyền Trang đã dịch được tất cả bảy mươi lăm bộ kinh, gần một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển từ tiếng Phạn dịch qua tiếng Hán. Ông còn dịch một bộ “Ðạo đức Kinh” và "Ðại Thừa khởi tín luận" từ chữ Hán ra chữ Phạn. Ngoài ra, Huyền Trang cũng viết một bộ “Đại Đường Tây Vực ký” gồm 12 quyển ghi lại đầy đủ những điều ông đã thấy, đã biết trong cuộc hành trình kéo dài 17 năm ông “du học” Ấn Độ.

Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, Huyền Trang viên tịch tại chùa Ngọc Hoa, vì bệnh nặng. Thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 cùng năm, thi hài Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Sử chép, ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận theo về để đưa tiễn. Ðám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần Huyền Trang. Có lẽ từ xưa đến nay đến đế vương cũng chưa có vị nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị thánh tăng có một không hai này.

Chữ ký của vodanh1402

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


	Sự thực về đại sư Đường Tam Tạng và chuyến thỉnh kinh Tây Thiên  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất