Trước khi bắt đầu đọc, nên lướt qua để lấy ý chính. Bạn có thể hỏi một người nào đó đã đọc xong nhanh hơn để kiểm tra lại. Kỹ năng này sẽ thích hợp nhất khi bạn đọc hiểu một đoạn văn. Nếu vẫn chưa hiểu, hãy đọc lại một lần nữa. Từng chi tiết sẽ có thể sáng tỏ hơn.
2. Hiểu
Bạn phải biết rõ mình học để đạt được gì? Sau đó tìm kiếm mối liên hệ giữa cái bạn cần và cái bạn đang học. Nếu việc học có thể cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn cần thì bạn sẽ rất dễ dàng ghi nhớ nó. Đó là một trong những lý do tại sao phải làm rõ những gì bạn mong muốn.
3. Sắp xếp dữ liệu
Những dữ liệu bạn đã ghi nhớ được sắp xếp theo một trật tự mà bạn cho là hợp lý. Khi có thêm dữ liệu mới, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nếu bạn sắp xếp nó gần với những dữ liệu tương tự hoặc có liên quan.
4. Học đi đôi với hành,học tập trung
Thực hành là một cách ghi nhớ rất tốt. Bạn có thể sử dụng những phương pháp trực tiếp, đơn giản để chuyển những gì được học thành thực tiễn. Học lý thuyết suông có thể dễ không đúng với thực tế lắm. Đặc biệt càng lên cao, môi trường học sẽ càng bị động. Sinh viên chỉ ngồi lắng nghe, im lặng, và thờ ơ. Bạn không nên bị động như vậy! Học như vậy sẽ tốn năng lượng. Chẳng thà bạn cứ ngồi vào bàn và đọc sách còn hiệu quả hơn.
5. Thư giãn
Ở trạng thái thư giãn, bạn sẽ hấp thụ thông tin mới rất nhanh chóng và nhớ nó một cách chính xác và thoải mái. Thư giãn không có nghĩa là buồn ngủ, uể oải. Đó là trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, tự do, thoải mái.
6. Sử dụng hình ảnh
Vẽ những bức tranh ngộ nghĩnh, biểu đồ,…những hình ảnh này có thể minh hoạ cho những thuật ngữ trừu tượng và rất dễ nhớ. Quan trọng là bạn phải sử dụng được trí tưởng tượng của mình. Ngoài ra, việc tạo những hình ảnh chính là cơ hội để bạn có thể ghi nhớ thông tin đó thêm một lần nữa.
7. Lặp lại
Khi bạn lặp lại một điều gì đó thật to, bạn đã nắm được khái niệm của nó theo 2 cách khác nhau. Thứ nhất, bạn đã ghi nhận và diễn đạt được nó thông qua lưỡi và miệng. Thứ hai, bạn đã lắng nghe nó thêm một lần nữa. Lặp lại là một kỹ thuật rất quan trọng khi ghi nhớ. Nó chỉ được phát huy tốt nhất nếu bạn lặp lại theo chính ngôn ngữ của bạn.
8. Viết
Kỹ thuật này rất rõ ràng. bạn có thể mở rộng bằng cách không chỉ viết một lần mà có thể nhiều lần. Lựa chọn những từ ngữ cần phải nhớ và viết đi viết lại nhiều lần là một kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả. Khi viết, bạn sẽ có ý thức làm sao để viết mạch lạc, logic và hoàn chỉnh. Thông qua các bộ phận của cơ thể như cách tay, bàn tay, ngón tay, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ những gì mình đã viết.
9. Hạn chế ôm đồm nhiều việc cùng một lúc
Chỉ chú tâm làm một công việc vào một thời điểm, bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.
10. Học
Một cách để bạn nâng cao trí tuệ của mình là bạn cần phải học nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được chỉ để vượt qua kỳ thi.
11. Bỏ thói quen "học tạm thời, nhớ ngắn hạn"
Cách học này nhằm đối phó với các kỳ thi, nhưng sau này nó sẽ chẳng đem lại cho bạn kiến thức gì cả.
12. Dùng ánh nắng ban ngày
Nhiều người có thể tập trung làm việc rất hiệu quả vào ban ngày.
13. Cách học
Bạn sẽ thấy rằng nếu học nhiều môn với thời gian học ngắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ nhồi nhét một môn trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Với cách học thứ nhất, bạn có thể nghỉ giải lao trước khi chuyển sang học môn khác.
14. Thái độ học tích cực
Nếu bạn muốn học nhanh chóng và ghi nhớ lâu, bạn phải tạo được niềm hứng thú khi học.
15. Chọn lọc những gì cần phải ghi nhớ
Đối với những kiến thức cần thiết để ghi nhớ, bạn sẽ áp dụng những kỹ thuật trên để lưu vào bộ nhớ. Không nên bắt bản thân mình phải nhớ hết mọi thứ!
16. Kết hợp những kỹ thuật ghi nhớ
Mỗi kỹ thuật có điểm hay riêng, bạn nên kết hợp chúng với nhau.
17. Liên tưởng
Khi bạn bị bế tắc và không thể nhớ ra một vấn đề mà bạn biết chắc chắn, hãy nghĩ đến vấn đề khác liên quan đến nó.
18. Lưu lại các cách ghi nhớ
Mỗi người có một cách nhớ riêng. Để phát triển khả năng ghi nhớ của bản thân, bạn nên tập thói quen xác định kỹ thuật ghi nhớ nào mà bạn đã sử dụng. Nên kết hợp thực tiễn với những gì bạn muốn ghi nhớ. Và hãy tự chúc mừng nếu bạn thành công nhé!
19. Hãy thường xuyên lục lại bộ nhớ
Kiến thức mà bạn đã ghi nhớ sẽ dễ dàng mất đi nếu bạn không thường xuyên nhắc lại. Quan điểm này hướng đến một kỹ thuật ghi nhớ, đó là: hãy nhớ kỹ một điều gì đó, bạn sẽ thành công.
20. Và cố gắng nhớ lại, đừng bao giờ quên.
Đây là nguyên tắc đồng thời là kỹ thuật quan trọng nhất. Bạn hãy tập thói quen, trước khi muốn ghi nhớ điều gì, nên tự nhắc nhở mình rằng:”tôi không bao giờ quên việc gì cả, có lẽ tôi sẽ gặp khó khăn khi muốn nhắc lại một điều gì đó nhưng tôi biết tôi đặt nó ở đâu trong bộ nhớ của mình