Vấn đề bọ xít hút máu: Bộ Y tế ra thông báo chính thức
Thu Nov 11, 2010 3:43 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
vodanh1402
Tiêu đề: Vấn đề bọ xít hút máu: Bộ Y tế ra thông báo chính thức
Trướcnhững thông tin về việc phát hiện bọ xít hút máu tại Việt Nam thời giangần đây, ngày 23/9, Bộ Y tế đã có thông báo chính thức về vấn đề này.Trong đó, Bộ Y tế khẳng định, loài bọ xít này đã xuất hiện ở Việt Namtừ lâu nhưng đến nay chưa phát hiện có sự lây truyền bệnh từ bọ xítsang người.
[You must be registered and logged in to see this link.] Bọ xít hút máu. Thông tin về việc phát hiện loài bọ xíthút máu người tại Hà Nội và Đà Nẵng từ cuối tháng 6/2010 nhanh chónglan ra khiến không ít người dân hoang mang. Tiếp theo đó, một loạt cácđịa phương khác cũng phát hiện có ổ bọ xít hút máu người như: VĩnhPhúc, TP. HCM, Thừa Thiên - Huế lại càng dấy lên mối lo ngại của ngườidân.Ngay tại Hà Nội, trong tháng 9, các cơ quan chức năng đã phát hiện 2ổ bọ xít lớn tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm với số lượng lên đến hàngnghìn con và có khả năng đã phát tán ra khu vực xung quanh. Tại TP.HCM,một ổ bọ xít mới cũng đã được phát hiện tại một nhà dân ở phường SơnKỳ, quận Tân Phú. Trạm y tế phường Sơn Kỳ đã tiến hành phun thuốc quanhkhu vực phát hiện bọ xít đồng thời lấy một số mẫu bọ xít gửi tới Trungtâm Y tế dự phòng quận Tân Phú. Mới đây nhất, trên địa bàn thành phốHuế và hai huyện Phú Lộc, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên - Huế, người dânđã phát hiện loài bọ xít hút máu này và báo với cơ quan chức năng. Ngaysau khi nhận được thông tin của người dân, Trung tâm Phòng chống sốtrét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trực tiếp kiểm travà xác định, có 5 người đã bị bọ xít đốt. Sau khi tư vấn cách sát trùngvết thương, dùng thuốc chống dị ứng, Trung tâm đã tiến hành xét nghiệmmáu của người bị bọ xít đốt, tuy nhiên, không phát hiện ký sinh trùng.Cơ quan chức năng cũng đã khuyến cáo người dân phải thường xuyên dọn vệsinh nhà cửa, các nơi mà bọ xít có thể trú ẩn như nhà bếp, khu vệ sinh,các khe tủ, khe cửa, chỗ có vết nứt. Khi phát hiện bọ xít thì tiêu diệtbằng biện pháp cơ học.TS. Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chobiết, trên thế giới có khoảng 3.000 loài bọ xít khác nhau, trong đó cómột số loài hút máu động vật, trong quá trình tồn tại và phát triển củaloài này, người có thể là đối tượng ngẫu nhiên bị bọ xít đốt. Ở ViệtNam, bọ xít hút máu đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay, chưa cóthông tin, tài liệu và nghiên cứu nào thông báo có các loài bọ xít lâytruyền bệnh ở Việt Nam. [You must be registered and logged in to see this link.] Bọ xít Theo báo cáo của Viện Sốt rét-Ký sinhtrùng-Côn trùng TW, hiện thu thập được một số bọ xít ở các địa phươngđược các chuyên gia phân loại bọ xít của Viện Sinh thái-Tài nguyên sinhvật định loại là Triatoma rubrofassiata (khác với loài bọ xít Triatomadimidiata phổ biến ở Trung Mỹ và loài Triatoma infestans phổ biến ởvùng Nam Mỹ có thể gây truyền bệnh Chagas - còn gọi là bệnh ngủ, bệnhlưu hành ở một số nước vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ).Cho đến nay, chưa có tài liệu nào công bố có bệnh Chagas ở Việt Nam.Đồng thời, chưa có tài liệu nào công bố giống bọ xít Triatoma tại ViệtNam có khả năng truyền bệnh Chagas. Kết quả xét nghiệm 19 mẫu máu của19 người ở 19 hộ gia đình bị bọ xít đốt cũng không phát hiện ký sinhtrùng gây bệnh Chagas.Cũng theo TS. Bình, loài bọ xít hút máu này khi đốt chỉ gây cảm giáckhó chịu, đau rát và ngứa tại vết đốt, đặc biệt là đối với người có cơđịa dị ứng. Tuy vậy, Cục Y tế dự phòng cũng đưa ra khuyến cáo đối vớingười dân khi bị bọ xít đốt thì nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng,tránh không gãi tại chỗ vết đốt, nếu vết đốt sưng nề cần đến ngay cơ sởy tế để được khám và điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng. Ở vùng đãphát hiện có bọ xít hút máu thì nên thường xuyên ngủ màn, giắt màn cẩnthẩn để bọ xít không thể chui vào màn đốt người. Khi phát hiện bọ xítnên tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm và diệt bọ xít. Thường xuyên vệsinh nơi ở, sinh hoạt, khi phát hiện bọ xít, côn trùng cần phun diệtbằng các sản phẩm hóa chất diệt côn trùng đã được Bộ Y tế cấp đăng kýlưu hành.Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng mọi người dâncần thực hiện tốt các biện pháp phòng bọ xít đốt như: thường xuyên dọndẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, vệ sinh môi trường, thông thoángánh sáng nơi ở, nơi làm việc. Gia đình có thể dùng các bình xịt hóachất diệt muỗi, gián để xịt và diệt bọ xít theo hướng dẫn của y tế địaphương.