[You must be registered and logged in to see this link.] NGUYỄN VIỆT HẰNG – Sinh viên Khoa kinh tế – quản trị kinh doanh, Đại học mở bán công TPHCM Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho trường ta nói chung cũng như khoa KT – QTKD nói riêng, đặc biệt là trong những học kỳ sắp tới. Nhưng trước hết, muốn tìm ra phương hướng cho sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, chúng ta cần phải xác định và nhìn nhận đúng đắn thực trạng, những mặt mạnh, mặt yếu để có thể phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo cho chất lượng dạy và học trong thời gian tới. Với tư cách là một sinh viên đang học tập tại nhà trường, em xin có một số nhận xét và kiến nghị đến khoa. Kính mong khoa xem xét những đề xuất và mong mỏi của chúng em như những đóng góp nhỏ bé nhưng hết sức chân thành để ở một chừng mực nào đó việc nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ còn là trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường cũng như các thầy cô mà còn là trách nhiệm của sinh viên chúng em.
Đầu tiên không thể phủ nhận chúng ta có 1 đội ngũ những thầy cô nhiệt tình, năng động, có tâm với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn và kiến thức cao, sẵn sàng giảng giải khi sinh viên thắc mắc, tận tình truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống cho sinh viên.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số thầy cô còn những vấn đề cần phải trao đổi. Đầu tiên là, có một số thầy cô giảng giải có phần hơi lan man và dài dòng, không tập trung vào một vấn đề hay một sự kiện nên làm nhiễu sự chú ý của sinh viên. Chưa giảng xong vấn đề này lại chuyển sang giảng vấn đề khác và đi sâu vào vấn đề đó trong khi vấn đề đó chẳng liên quan gì tới vấn đề chính đang học. Điều này khiến cho sinh viên cảm thấy buồn ngủ hoặc không muốn nghe nữa vì họ cảm thấy những vấn đề họ nghe không dính dáng gì đến nhau.
Thứ hai, có thể do thầy cô dùng slide để giảng bài. Nếu đó là môn lý thuyết thì không có vấn đề gì nhưng nếu là môn định lượng đặc biệt là những môn cần nhiều đồ thị thì thật không nên. Sinh viên chỉ hiểu bài và thật sự hòa nhập với sự giảng giải của thầy Tác giả tại cuộc hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ngày cô khi họ cùng thầy cô ghi chép, cùng làm bài, chứ không phải trên thầy giảng dưới trò thụ động nghe và chỉ lật những trang bài photo. Sự thiếu vận động tay chân như viết bài, nhìn lên bảng rồi nhìn xuống vở sẽ khiến chosinh viên dễ mệt mỏi và buồn ngủ. Một vấn đề khác đặt ra là khi thầy cô đặt 1 miếng slide có khoảng 3 đường cong biểu thị cho 1 vấn đề nào đó lên máy chiếu sẽ gây ngộp cho sinh viên. Họ không hiểu căn cứ vào đâu để có được những đường đó. Đường nào xuất hiện trước, đường nào xuất hiện sau. Điều duy nhất mà họ thấy là tự nhiên xuất hiện 3 đường cùng một lúc trên bảng.
Thứ ba là, khi giảng bài, thầy cô sử dụng nhiều từ ngữ quá chuyên ngành, mà ở trình độ năm 1 hay năm 2 sinh viên chưa có khả năng nắm bắt hết. Khi sinh viên hỏi, thầy cô có dừng lại để giải thích, và hình như theo thói quen, lại sử dụng những từ chuyên ngành khác để giải thích. Cứ thế họ cuốn sinh viên vào một vòng lẩn quẩn không .lối thoát..
Thứ tư, một số thầy cô vẫn chưa liên hệ bài giảng với thực tế mà chỉ loanh quanh ở những công thức trong sách vở trong khi nhận thức của sinh viên ở bậc đại học có thể cho là cao. Họ cần kiến thức bài vở phải gắn liền với đời sống. Thầy cô không chỉ giảng những kiến thức đã có trong sách vở mà còn cần phải truyền đạt những kinh nghiệm hay giảng giải những vấn đề thời sự trong nước và trên thế giới cho sinh viên. Có như vậy mới gây sự hứng thú và làm cho sinh viên tìm thấy ý nghĩa trong việc học.
Thứ năm, sinh viên đến lớp không phải chỉ thụ động lắng nghe mà họ cần một sự giao tiếp qua lại với thầy cô. Thầy cô nên hỏi trong khi giảng cũng như nên giảng trong hi hỏi để sv được chủ động trong học tập. Có thể thầy cô sẽ tức giận khi có những vấn đề hỏi sinh viên không trả lời được, và có thể sinh viên sẽ bị mắng. Nhưng, những kiến thức mà thầy cô vừa mắng vừa giảng sẽ kiến cho sinh viên ghi nhớ như một bài học nhớ đời không thể quên được. Sự đối thoại trong khi giảng giải giữa thầy cô và sinh viên sẽ làm cho không khí lớp học bớt căng thẳng, thay vào đó là sự thoải mái của không khí hỏi đáp, đặc biệt điều đó sẽ làm giảm cái oi bức của những giờ học buổi trưa.
Bên cạnh đó, khả năng giảng cho sv hiểu ý của mình hay ý nghĩa của 1 vấn đề ào đó đối với một số thầy cô còn hạn chế. Thầy cô luôn cố gắng tìm mọi cách để giảng giải nhưng có lẽ ngay chính bản thân mình cũng không biết nên nói như thế nào. Cho nên, chỉ còn cách là đưa ra công thức và chỉ cách để sinh viên thế số vào và tính ra kết quả. Mà ráp số thì học sinh cấp 2 cũng làm được, đâu cần phải học tới đại học. Điều người sinh viên thật sự cần không phải là công thức hay những con số mà họ cần phải biết họ đang nghe gì, đang làm gì, những con số mà họ tính được có ý nghĩa như thế nào.
Điều đau khổ và làm nản lòng sinh viên nhất là .không hiểu mình đang nghe gì và không biết cái mà mình không biết là cái gì.. Khi có một sự yếu kém trong một số sinh viên như sự không thể tiếp thu bài giảng của thầy cô trong giờ học dẫn đến tình trạng thi rớt hay nợ môn quá nhiều, và cuối cùng là sự nản lòng, nghỉ học của hàng loạt sinh viên. Trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu đứng về phía thầy cô thì đó là do những sinh viên ấy không tập trung nghe giảng trong giờ học, không thường xuyên có mặt tại giảng đường. Không thể phủ nhận một điều là việc học tập ở bậc đại học chủ yếu là ở sinh viên, thầy cô chỉ có vai trò là người hướng dẫn. Nhưng trách nhiệm chưa hẳn đã hoàn toàn thuộc về sinh viên.
Nhìn nhận một cách khách quan thì có thể chia sinh viên ra làm 3 loại:
Thứ nhất, đó là những sv khi không có khả năng tiếp thu bài giảng của thầy cô hay nói cách khác là nghe giảng mà không hiểu gì cả thì sẵn sàng đứng dậy ra về hay ngồi nói chuyện vớI nhau trong lớp.
Thứ hai là, những sinh viên vẫn ngồi nghe theo kiểu .chịu đựng., không dám bỏ về vì sợ có tội với ba mẹ. Và, cuối cùng là, những sinh viên vừa .chịu đựng. học ở lớp mình vừa chủ động sang một lớp khác trái buổi để học ké nếu thầy cô lớp đó dạy tốt hơn thầy cô lớp mình theo quan điểm của sinh viên. Điều đó giải thích tại sao có những giảng đường chật cứng sinh viên, nếu đến trễ khoảng 15 phút là phải về vì không còn chỗ ngồi, còn có giảng đường thì chỉ có lác đác từ 10 – 20 sinh viên.
Sinh viên không những học nhiều trên lớp, họ còn giành thời gian đi học thêm, một số phải đi làm thêm. Nếu trên lớp họ hiểu bài thì giờ học đó thật hữu ích. Còn nếu không hiểu, họ cho rằng ngồi ở đây thật tốn thời gian nhưng họ vẫn ngồi, rồi họ học bằng cách sang lớp khác vào một giờ khác và học với một thầy cô khác. Có bao giờ các thầy cô nghĩ rằng sinh viên của mình thi được điểm cao hoàn toàn không phải do mình mà do họ học được ở những thầy cô khác khác?
Nếu thầy cô có thể khắc phục được những nhược điểm trên thì hy vọng vào những học kỳ sau, giảng đường nào cũng chật cứng sinh viên ngồi. Có lẽ, trong thời gian tới, khoa KT – QTKD nên có một sự điều chỉnh đôi chút về cách giảng dạy. Tại sao chúng ta không tham khảo ý kiến khách quan của phần đông sinh viên về cách dạy và học bằng các phiếu tham khảo ý kiến? Trong phiếu tham khảo đó có thể có những câu hỏi như:
Bạn hài lòng về học kỳ vừa rồi chứ?
Câu trả lời có thể là: có hoặc không.
Hoặc những câu hỏi như: kiến thức của bạn thu thập được ở học kỳ vừa rồi như thế nào?
Câu trả lời là: rất nhiều, nhiều, trung bình, ít hoặc rất ít.
Hoặc những câu hỏi như: ai là giảng viên môn…. của bạn?
Phương pháp dạy của thầy (cô) đó như thế nào?
Câu trả lời là: rất tuyệt vời, tốt, được, tạm được hoặc là tôi không hiểu giáo viên giảng gì cả.
Và, còn rất nhiều câu hỏi mà chúng ta có thể thiết kế để tham khảo ý kiến của sv. Những tờ giấy tham khảo sẽ được phát vào buổi thi cuối cùng của học kỳ cùng với – 4 – đề thi môn đó và chúng được giám thị thu lại cùng với bài thi của sinh viên. Như vậy, chúng ta có thể đảm bảo tất cả sv đều được quyền có ý kiến. Sau đó, những tờ giấy tham khảo này sẽ được khoa thu lại theo từng lớp và gửi về cho cán sự lớp đó để tiến hành thống kê và nộp lại cho khoa vào 3 hôm sau. Dĩ nhiên là sẽ không tránh khỏi trường hợp 9 người 10 ý nhưng theo cách này, chúng ta có thể biết được tâm tư nguyện vọng của phần đông sinh viên cũng như phương pháp dạy của thầy cô để có thể điều chỉnh cách dạy và học. Khi chúng ta biết chúng ta thiếu sót ở điểm nào thì tất cả mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Còn về cách giảng dạy thì mong các thầy cô đừng dùng slide để giảng bài nhất là đối với những môn định lượng và vẽ đồ thị. Đối với những môn lý thuyết học bài đã đành, những môn định lượng, sau buổi học các thầy cô nên cho thật nhiều bài tập về nhà. Một sinh viên chăm chỉ muốn làm được bài, họ phải đọc lý thuyết cho thật hiểu. Đó cũng là một cách gián tiếp buộc họ phải chủ động tìm hiểu bài giảng. Lên lớp, thầy cô có thể sửa 1 – 2 bài hoặc không sửa mà cho sinh viên kết quả để so sánh cũng tốt. Và, đặc biệt, nếu một thầy cô nào đó nhận được ý kiến của sinh viên là .em không hiểu gì cả. thì nên điều chỉnh lại phương pháp dạy của mình, có thể là nên ngắn gọn hơn, hay không nên đi sâu vào những vấn đề không liên quan hay nên giảng bài một cách khoa học hơn.
Vào buổi học đầu tiên của học kỳ, các thầy cô nên cho sinh viên biết rõ về phương pháp giảng dạy của mình cũng như những giáo trình có liên quan tới môn học hay những quyển sách sinh viên có thể tham khảo thêm. Còn nếu thầy cô giảng bằng tài liệu tự soạn thì nên phát cho sinh viên trước để có thể nếu có thời gian họ sẽ chuẩn bị bài trước ở nhà. Với những điều chỉnh tích cực .cung cấp cho sinh viên những thứ họ cần chứ không phải những thứ mình có., hy vọng những học kỳ tới, số sinh viên nợ môn hay nghỉ học sẽ giảm và chất lượng đào tạo người sinh viên từ khi còn ngồi ghế nhà trường cho tới khi họ tốt nghiệp sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn.