Bước đầu làm quen với học tích cực theo "PBL 7 Step"
Thu Nov 04, 2010 11:04 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
Admin
Tiêu đề: Bước đầu làm quen với học tích cực theo "PBL 7 Step"
Bước đầu làm quen với học tích cực theo "PBL 7 Step"
“Vấn đề quan trọng nhất của học tích cực là SV phải tích cực”
Trước hết là tích cực xem tích cực đọc, đừng nhìn thấy nhiều chữ mà ngại, lười.
Bước 1: Tìm và giải nghĩa từ mới, khái niệm mới - Xem kỹ đoạn video 1- 2 lượt, trong lúc xem để ý các sự vật hiện tượng - Liệt kê và giải nghĩa các từ mới (new words) VD: - Acute inflammation: Viêm cấp - Vascular stage : giai đoạn thành mạch (co mạch) - Phagocytosis: thực bào … và nhiều từ khác: Các từ được giải nghĩa bởi các thành viên trong nhóm
Kết thúc bước 1: tất cả cách từ mới phải được thông qua và sự hiểu biết về từ mới của các thành viên cuối bước 1 phải như nhau.
Bước 2: định nghĩa vấn đề nhằm mục đích định hướng vấn đề theo tình huống (ở đây là 1 đoạn cilp) tránh các thành viên bàn tán rộng, lạc đề. - Quá dễ : ở đây là Acute inflammation - Vấn đề thường được mô tả dưới dạng 1 danh từ - cụm danh từ hoặc 1 câu hỏi lớn, bao quát. Kết thúc bước 2: ra được tên vấn đề, chủ đề
Bước 3: Động não - Bằng cách “động não: vắt óc ra câu hỏi giống như vắt quần áo trước khi phơi” đặt ra thật nhiều câu hỏi ở mọi khía cạnh của tình huống mà mình quan sát được mà mình chưa biết hoặc chưa biết rõ - Ghi lại toàn bộ các câu hỏi - Kỹ thuật (skill) 5W luôn được sử dụng: What? What kind of ? … - cho các khái niệm hiện tượng, phân loại.. Why? How? - lý giải cơ chế When? - thời điểm, trình tự Where? - không gian, địa điểm Kết thúc bước 3: Ra được 1 đống câu hỏi lẫn lộn lung tung trung lặp (khi có kỹ năng rồi thì sẽ không lung tung nữa)
Bước 4: Phân tích - Bằng vốn tự có, tất cả các câu hỏi nêu ở bước 3 phải lần lượt được giải quyết bởi các thành viên, lúc này sự đóng góp chia sẻ kiến thức là hết sức cần thiết, biết thì khai hết ra. - Nếu có câu hỏi nào tất cả không giải quyết được thì có nghĩa đó là “kiến thức còn trống” cần được bổ xung . (ở bước 6 và 7) - Câu nói mong đợi nhất: “Tớ đã đọc bài này trong sách Miễn dịch, bạch cầu thực bào bằng chân giả và hệ thống men …” - Câu ko mong đợi: “Tao nhớ mang máng là đại thực bào nhai vi khuẩn rôm rốp bằng miệng của chúng với hàm răng sắc nhọn như răng cá mập …” - Tất cả các câu hỏi và trả lời liên quan đến nhau được xắp xếp lại theo những nhóm Kết thúc bước 4: Nhóm 1. Các câu hỏi được giải đáp tương đối; Nhóm 2: các câu hỏi bó tay, học rồi nhưng quên, hoặc những kiến thức mới hoàn toàn
Bước 5: Hệ thống hóa nội dung xẽ học tập -> đề ra mục tiêu học tập
- Từ các nhóm ở bước 4 : xắp sếp thành từng cụm có liên quan đến nhau - đưa ra mục tiêu: Ví dụ: sau khi thảo luận xong, mỗi thành viên trong nhóm có khả năng 1. Trình bày được ý nghĩa của hiện tượng viêm cấp 2. Mô tả được … 3. …
(Thường chỉ nên gọn 2 - 4 mục tiêu)
Kết thúc bước 5: ra được mục tiêu học tập của nhóm, phân công công việc cho từng thành viên. (ví dụ: ai sẽ giải quyết mục tiêu nào)
Bước 6: - Self study - Rất quan trọng quyết định sự thành công của “PBL 7steps” - Sv rà soát lại các nội dung từ 1->5, hình dung những loại kiến thức mình phải tìm hiểu để giải quyết mục tiêu được phân công. - Việc tìm kiếm và chọn lọc tài liệu xẽ được tiến hành - 1 quyển sổ ghi chép là ko thể thiếu, việc nghi lại tên sách, tác giả mà mình tham khảo nói lên độ tin cậy của thông tin. - Xắp xếp, viết lại các kiến thức SV thu thập được theo văn của mỗi người.
Kết thúc bước 6: Có bản báo cáo chi tiết của cá nhân thành viên (Tạm thời thực hiện 6 bước đã)