Trên thế giới : Theo thống kê của Tổ chức sức khoẻ thế giới thì trên thế giới có khoảng 48 triệu người nghiện, trong đó 25,7 triệu người nghiện cần sa (bồ đà), 8,5 triệu người nghiện các loại thuốc ngủ và an thần, 6 triệu người nghiện côcain, 3,8 triệu người nghiện thuốc phiện, heroin, hơn 1 triệu người nghiện các chất ma túy tổng hợp khác. Tại Việt Nam : Theo Bộ Lao Động Thương Binh & Xã hội, tính đến năm 1996 theo thống kê nước ta có 183.000 người nghiện ma túy. Gần đây, số người nghiện hút hít heroin ngày càng gia tăng, đa số còn trong độ tuổi thanh thiếu niên. Thành phố Hồ Chí Minh Theo báo cáo của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh ước tính thành phố có khoảng 20.000 người nghịên (con số thực tế chắc chắn còn lớn và lớn hơn rất nhiều) Trong năm 1997 số người nghiện ma túy tiếp nhận vào Trung tâm Giáo dục và dạy nghề Bình triệu là 2.859 , năm 1998 là 7.661, có 257 là n, 178 em dưới 18 tuổi, trong sáu tháng đầu năm 1999 là 3.103. Số người nghiện tăng nhanh trong giới trẻ, thanh thiếu niên học sinh. Khoảng 70% người nghiện mới là thanh thiếu niên. Một số nữ thử dùng ma túy và bị nghiện, chiếm khoảng 10% số người nghiện mới. Trước đây nghiện thường tiêm chích, nay đa số người nghiện mới là dạng hút, hít heroin.
2. Nghiện là gì?
. Nghiện là trạng thái ngộ kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại một chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, tạo sự lệ thuộc về tâm lý hay thể chất hoặc cả hai và có hại cho chính người nghiện và xã hội. Những chất gây lệ thuộc như thế đụơc gọi là chất gây nghiện.
3 Ma túy là gì ? Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây nghiện nghiêm trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý.
Các loại lệ thuộc về ma túy
Lệ thuộc ma túy về mặt thể chất : Người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá nào, bời vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất người ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là hiện tượng người dùng ma túy phải tăng liều lượng mới có cảm giác sảng khoái giống như ban đầu. Thí dụ : Heroin gây lệ thuộc thể chất người nghiện, heroin luôn có khuynh hướng tăng liều lượng sử dụng. Đầu tiên chỉ thử dùng một “tép” heroin, nhưng về sau tăng dần đến 2-3 “tép” mỗi này, hoặc đầu tiên chỉ dùng heroin dạng bột để hút, hít thì về sau phải chuyển sang tiêm chích heroin, đặc biệt nghiệm trọng hơn là có thể đi đến hoà trộn heroin với thuốc tân dược.
Lê thuộc ma túy về mặt tâm lý : Có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sự dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Đây mới chính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã được điều trị không còn vật vã, người nghiện vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhưng người dùng vẫn nghiện không bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này. Ví dụ : cần sa, amphetamine. Các chất như : Thuốc phiện, morphine, heroin, cocain gây lệ thuộc cả hai mặt tâm lý và thể chất với mức độ gây nghiện rất cao nên là những loại ma túy nguy hiểm nhất.
4. Các loại ma túy thường gặp
Người nghiện ma túy thường hay sử dụng các loại ma túy sau : Các loại ma túy thường gặp
Thuốc phiện và các chất có tác dụng tương tự thuốc phiện. – Thuốc phiện là nhựa được trích ra và chế biến từ quả cây thuốc phiện (Còn gọi là cây Anh Túc). Nhựa thuốc phiện được đóng gói dưới dạng đặc, dẻo, màu nâu đen. Từ nhựa này người ta chế biến để thu được morphine dưới dạng viên hoặc dạng nước đựng trong ống thủy tinh. Heroin (còn gọi là bạch phiến) là chất được tạo ra từ morphine. Thuốc phiện nhựa, quả phơi khô và quả tươi – Một số chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng tương tự morphine gọi là các opiate tổng hợp. Đó là các chất : mépéridine (dolosal, dolargan, demerol), methadone (depridol), levorphanol (levo-dromoran)… Các chất gây ảo giác gồm có : cần sa (còn gọi là bồ đà), LSD, mescaline, psilocybin, phencyclidine… Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương : thường gặp nhất là cocain, một chất được trích ra từ lá coca.
Công thức cấu tạo hóa học một số chất ma tuý :
Ngoài ra còn có amphetamine và các chất dẫn xuất từ amphetamine. Các chất ức chế hệ thần kinh trung ương, tức là các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ bị lạm dùng thành các loại ma túy nguy hiểm, gồm có : – Thuốc ngủ loại Barbiturates : Barbital (vernonal), phenobarbital (gardénal), amobarbital (amytal), seco-barbital (seconal) còn gọi là sì-cọt, immenoctal còn gọi là i-mê, binoctal (imenoctal + amobarbital) còn gọi là bi… – Thuốc an thần loại Benzodiazepoxide (librium), ni-trazepam (mogadon), diezapam… Một số loại tân dược gây nghiện
Người nghiện sử dụng các loại ma túy trên ra sao ?!
Các loại ma túy trên được dùng bằng cách hút, hít, chích uống, qua da … -Hút : Người nghiện cho heroin vào trong điếu thuốc rồi hút (hình minh hoạ); người nghiện quấn lá cần sa (bồ dà) thành điếu thuốc rồi hút; hoắc xắt nhỏ lá cần sa thành sợi thuốc lá rồi quấn thành điếu như điếu thuốc lá rồi hút, nhưng thường gặp nhất (riêng cá nhân tôi) là dùng một chai nước suối loại 500ml đục một lỗ nhỏ rồi trộn lẫn sợi bồ đà lẫn thuốc lá rồi hút như hút thuốc lào. -Hít : Người nghiện để Heroin lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lữa đốt phía dưới để heroin bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó qua một ống (dùng tiền quấn lại) hay hút trực tiếp từ miệng; Hoặc nếu nghiện nặng thì có thể hít trực tiếp bột heroin vào trong mũi. -Chích : Người nghiện hoặc chủ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm những chất như : mủ xương rồng, nước vôi trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước đái, nước miếng, nước ngọt, thuốc đạn… và đặc biệt nguy hiểm họ còn có thể pha những thứ mà họ tưởng tượng ra là có thể gây cảm giác hơn như : nhớt xe gắn máy, thuốc của súng đạn vào rồi chích; Các loại thuốc dạng nước như morphine, thuốc ngủ cũng thường dùng dưới dạng chích. -Uống : Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện; hoặc uống các loại thuốc ngủ hay an thần khác. -Nhai : Một số loại lá khi nhai có tạo nên ảo giác. – Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu dã bị hư hoại, người nghiện có thể rạch tay, rạch chân rồi chà, xát ma túy vào những nơi rạch đó để ma túy thấm vào trong máu.
5. Ma túy – Tác hại ra sao ?!
Ma túy có những tác hại vô cùng to lớn cho cá nhân người nghiện, gia đình, người thân và xã hội. Cá nhân người nghiện chịu những tác hại như : – Ma túy dạng hít gây viêm mạc vùng mũi. – Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi. – Ma túy dạng chích dễ dàng làm lây các bệnh qua đường máu như sốt rét, viêm gan siêu vi B, AIDS (SIDA). – Ma túy chích tại các ổ chích, tụ điểm chích còn bị pha thêm một số chất bẩn dễ gây áp-xe nơi chích phải cưa cụt chân tay, hoặc gây nhiễm trùng máu có thể đưa đến chết người.
Hãy nhìn người đàn ông này, anh ta mới có 28 tuổi thế nhưng …. ta nhìn cứ như một ông già.
Một bệnh nhân nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Anh ta đang từng ngày chờ thần chết đến với mình.
– Dùng ma túy quá liều có thể tim ngừng đập, ngưng thở dẫn đến chết người. – Người nghiện lâu ngày cơ thể gầy ốm, da xám xịt, môi thâm, tóc tai xơ xác… – Người nghiện lâu ngày còn bị tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung suy nghĩ, giảm nghị lực, mất ý chí vươn lên khiến bỏ ma túy cũng khó hơn. – Người mới nghiện heroin, khi “phê” (ngay sau khi sử dụng ma túy) thường ga tăng kích thích tình dục dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm AIDS (nếu muốn biết rõ hơn các bện lây lan qua đường tình dục bạn có thể vào đây ). Nhưng đặc biệt nếu sử dụng heroin trong một thời gian dài làm suy yếu khả năng quan hệ tình dục. – Giới nữ nghiện ma túy có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy. Nghiện ma túy là đánh mất tuổi trẻ, phá hủy tương lai của chính mình, không giúp ích gì cho xã hội.
Gia đình và người thân : – Buồn khỗ vì trong nhà có người nghiện. Công việc làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng vì khách hàng thiếu tín nhiệm. – Mất mát tài sản, ảnh hưởng về mặt tài chính vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải để mua ma túy. – Tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu chồng hay vợ nghiện ma túy. Con cái bị bỏ bê. – Tai tiếng, xấu hổ với hàng xóm láng giềng và bà con thân tộc vì trong nhà có người nghiện. – Tốn tiền bồi thường cho nạn nhân của người nghiện do quậy phá, ẩu đả, đua xe lạng lách gây tai nạn giao thông… – Tốn tiền bạc công sức và thời gian chăm sóc khi người mắc những chứng bệnh do sử dụng các chất gây nghiện. – Tốn thời gian thăm nuôi khi người nghiện phải vào tù vì phạm pháp. Bồi thường tiền cho gia định nạn nhân.
Xã hội :
– Nghiện ngập là đầu mối dẫn đến những tệ nạn xã hội. Để có tiền thoả mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền. Những hành vi phạm pháp như : trộm cắp, móc túi, giật đồ…. thậm chí giết người họ cũng dám làm. – Do tác hại ảo giác của một số loại ma túy người nghiện có thể có hành vi hung hãn, gây hấn, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội, có khi nỗi máu “anh hùng xa lộ” đua xe lạng lách gây tai nạn giao thông… – Xã hội mất tiền do người nghiện sử dụng để mua ma túy, nếu mỗi người nghiện sử dụng từ 10.000 cho đến 30.000 đồng mỗi ngày thì người nghiện nước ta tiêu tốn từ 2 tỷ cho đến 6 tỷ mỗi ngày (số tiền sự thật chắc chắn là lơn hơn rất nhiều lần). – Tốn kém do phải xây dựng lực lượng phòng và khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Dưới miệng ống cống ở Đường Đoàn Văn Bơ P.10, Q.4 Nguồn ảnh : Anh Phạm Vĩnh Lập – Phóng viên báo CA TP.HCM
Xã hội : – Bọn buôn lậu ma túy hoạt động tinh vi, tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo giới thanh thiếu niên. – Một số người nghiện ma túy mà thiếu tiền mua ma túy sẽ tiếp tay hay rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo thậm chí cả bắt buộc người khác dùng ma túy hòng bán ma túy để kiếm tiền sử dụng ma túy. – Người bán ma túy dụ dỗ trẻ nhỏ đi bán ma túy và éo buộc trẻ này dùng ma túy để dễ bề sai khiến. – Thanh thiếu niên sống gần môi trường có nhiều cám dỗ ma túy, sống gần những nơi có buôn bán ma túy thì dễ bị lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy hơn. – Thiếu sân chơi thích hợp cho thanh thiếu niên Trong số đối tượng này (CA P. Nguyễn Cư Trinh Q.1 bắt) đa số đã có vợ chồng. Nguồn ảnh : Anh Phạm Vĩnh Lập – Phóng viên báo CA TP.HCM
Ống chích, bao cao su đã sử dụng đầy rẩy tại một bãi rác của công viên thuộc ngoại thành TP
Một vài trường hợp trích từ sách “chiến đấu với ma túy giành lại con người” của tác giả Trương Thìn, Nguyễn Quang Văn, Phạm Nguyễn Minh xuất bản năm 1985, minh hoạ cho những điều vừa nói trên : * Khủng hoảng tình thương : “Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng từ nhỏ chưa hề được hạnh phúc. Cha tôi chỉ biết lo buôn bán kiếm tiền. Mẹ tôi rảnh tỗi suốt ngày đi đánh bài. Tôi sống với người làm trong nhà. Lớn lên, tôi sống lừa đảo, lang thang và trộm cắp để có tiền mua ma túy. Mỗi ngày chích một nhiều. Tôi muốn chích cho chết luôn…”. * Bị dụ dỗ, rủ rê một cách tinh vi : “Một hôm nó mời tôi hút thuốc lá, lúc tôi hút nó cứ nhìn tôi cười cười. Hút xong tự nhiên tôi thấy choáng váng rồi ói mửa. Sau khi hết ói, tôi cảm thấy người hơn lâng lâng. Tôi không biết tại sao nhưng cứ thấy thích cảm giác đó. Nó lại cho tôi hút mỗi ngày. Khi thiếu thuốc tôi không chịu nỗi mới biết mình nghiện xì ke”. *Do tò mò, muốn bắt chước nhóm bạn : “Những lần vui chơi với bạn bè tôi thấy chúng có nét là lạ khi hút xì ke làm cho tôi kìm hãm được sự tò mò. Tôi hút thử, lúc hút tôi nghĩ mình chơi cho biết chứ không bao giờ để đam mê (!). Vả lại hút một hai lần chắc không sao (!). Nhưng sau một thời gian ngắn, tôi thử bỏ không hút thì thấy người khó chịu, muốn bịnh. Dần dần tôi không biết mình nghiện lúc nào…”
7. Làm sao để phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu đến với ma túy ?!
Với ma túy cần nhớ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất là làm sao để con em mình đừng bước chân và con đường ma túy hơn là phát hiện lúc con em đã nghiện rồi mới tìm cách cứu. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu báo động việc trẻ bắt đầu bước chân vào đường nghiện ngập. Các dấu hiệu này có thể không rõ rệt. Khi gia đình thấy con em mình có dấu hiệu báo động thì nên theo dõi sát sao hơn, quản lý con em kỹ hơn để có thể phát hiện sớm sự sa đà của con em vào đường nghiện ngập . Quản lý con em về mặt giao tiếp : có quen bạn xấu hay không ? Quan lý con em về thời gian : Có trốn khỏi nhà vào những lúc nhất định không ?! Quản lý con em về mặt tiền bạc : Có gia tăng xài tiền một cách bất bình thường không ?. Những thay đổi ban đầu chỉ nhỏ nhặt, khó thấy nhưng nếu cha mẹ, phụ huynh có quan tâm gần gũi thì sẽ là người phát hiện sớm nhất. Có hai nhóm dấu hiệu : Phát hiện các hoàn cảnh nguy cơ, phát hiện các dấu hiệu sớm của tình trạng nghiện.
Phát hiện các hoàn cảnh nguy cơ : – Các em thay đổi giờ giấc sinh hoạt một cách thất thường, hay vắng nhà vì những lý do không chính đáng. – Thường hay trốn học để rời khỏi trường đi đâu không rõ. – Các em kết thân với những bạn bè khả nghi có dùng ma túy (gia đình phải nhanh chóng giúp các em thoát khỏi sự dụ dỗ của người đó). – Tập hợp với bạn thành từng băng nhóm để đua xe lạng lách , chơi bời hư hỏng… – Bắt đầu tập những hành vi xấu như tập hút thuốc, uống rượu… là những hành vi có thể dẫn đến tập hút hít thử ma túy. – Các em được gia đình cho nhiều tiền, đặc biệt là các em có thể nói dối đi học thêm, mua sắm để xin thêm tiền. – Khu phố, gần nhà… có người buôn bán ma túy, có nhiều người cũng hít, hút, chích ma túy cũng là một mối nguy hiểm cho con em.
Thu Nov 04, 2010 10:34 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
Admin
Tiêu đề: Re: Ma tuý và tác hại của ma tuý,,
Phát hiện các dấu hiệu sớm của nghiện ma túy :
Thùng rác trong một siêu thị tại Anh Quốc – chứa đầy ống tiêm.
Người nghiện ma túy thường tìm mọi cách để giấu người thân, gia đình hành vi dùng ma túy của mình. Tuy vậy cũng có thể nghi ngờ nếu có các dấu hiệu kể dưới đây mặc dù không thể dựa vào các dấu hiệu này để biết chắc chắn có nghiện hay không : - Giờ giấc bất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định hoặc tranh cãi, thuyết phục người trong gia đình để được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt, bước ra khỏi sự quản lý của gia đình. - Tính tình thay đổi, có nhiều lúc các em hưng phấn, cười nói vô cớ, nói nhiều nhưng câu chuyện cứ lập đi lập lại, có lúc lại ủ rủ, uể oải hay ngáp vặt, ít chịu tiếp xúc với người thân trong gia đình, ít quan tâm hơn đến vệ sinh cá nhân. – Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt để lơ mơ, lim dim tận hưởng những cơn “phê” ma túy . – Nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát, thích âm thanh mạnh. Sau đó trốn vào góc riêng nằm nhắm mắt lim dim, cáu gắt nếu bị quấy rầy. – Thường xin tiền nhưng không sử dụng vào lý do chính đáng. Sự học hành bê trễ, sa sút. Không còn sự linh hoạt tinh khôn. – Dễ nóng nảy cáu gắt nhất là lúc đang “phê”. – Lơ đãng, ngủ gật trong lớp. – Thức khuya hơn không do bận học hay công việc, ngủ dậy muộn hơn. – Các loại ma túy có thể gây táo bón, khó tiểu nên các em vào phòng vệ sinh lâu hơn bình thường. – Mắt thường xuyên đỏ; miệng, gáy, tóc, cổ áo có mùi khét (bồ đà). – Đồng tử (con ngươi) mắt giãn, mặt rịn mồ hôi, da mặt ửng đỏ. – Nếu phát hiện các em giữ các loại thuốc mà ta biết chắc là không để chữa bệnh thì coi chừng các em đang lạm dụng các loại ma túy tân dược (thuốc an thần, thuốc ngủ gây nghiện.)
Vài dấu hiệu chắc chắn :
– Hút bồ đà có mùi khét rất khó ngửi. – Hít heroin : Các em thường để heroin trên miếng giấy bạc rồi đốt lửa ở dưới cho khói trắng bay lên rồi hít khói trắng bằng một ống nhỏ ngậm trong miệng (thường các em dùng tiền để quấn ống). flash’s picture in home for site – Đang chích ma túy cho nhau. – Về dấu hiệu của tiêm chích ma túy, có thể nhìn thấy dấu kim ở các mạch máu trên mu bàn tay, vùng cổ tay, mặt trên khủyu tay, hay mặt trong của mắt cá chân của các em. – Dấu hiệu hủy hoại thân thể : dùng dao, vật bén rạch hoặc dùng đầu thuốc lá đố cổ tay, khủyu tay để lại dấu thẹo. – Khi thiếu ma túy có thể có dấu hiệu ngáp vặt, chảy nước mắt nước mũi, đau nhức vật vã, bồn chồn sợ hãi, tìm đủ mọi cách dđể có ma túy. * Cần lưu ý rằng việc dùng các dụng cụ phát hiện ma túy qua nước tiểu có thể không chắc phát hiện được ma túy. Nếu thử nước tiểu cách xa cử dùng ma túy cuối cùng thì không phát hiện được. Thử nước tiểu không phải là cách phát hiện được tất cả các loại ma túy các loại ma túy. Do đó nếu thử nước tiểu mà không phát hiện được ma túy thì cũng không chắc rằng không có nghiện ma túy. Chỉ nên xem biện pháp này là biện pháp bổ sung thêm cho chắc chắn. Lưu ý : không nên thử nước tiểu nếu trước đó 24-48h các em có sử dụng một số thuốc tây mà được bác sỹ chỉ định để điều trị bệnh như : terbin-codein…, các loại thuốc ho, thuốc cảm… có dẫn xuất của ma túy, chlofetramine … (nên hỏi bác sỹ về các loại thuốc đã kê toa).
Biểu hiện của nghiện một số loại ma túy thường gặp :
Loại ma túy
Khi đói thuốc (Cơn ghiền)
Khi no thuốc (Cơn “phê”)
Heroin
- Nóng nảy, bồn chồn, hay bẻ tay, nói lý lẽ hay làm bất cứ chuyện gì để có thuốc. - Ngáp vặt, đau quặn.bụng , chảy nước mắt sống, vã mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn
- Thích êm dịu, trầm tư. - Thích quan hệ tình dục tập thể. - Mắt long lanh, mặt hơn hồng, vẻ ngây dại, uống nhiều nước, đồng tử teo nhỏ.
Thuốc phiện
- Hoang mang, sợ hãi, nói dối như thật để xin tiền. - Ra khỏi nhà khi đến cữ. Đau bụng, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, đồng tử nở lớn
- Thích ở một mình, sợ tiếng ồn, tỏ ra siêng làm việt vặt, kể chuyện huyên thuyên,lộn xộn. - Ngứa như có kim châm nhẹ trên da, nóng trong cơ thể, mí mắt nặng. - Xuất hiện các cố tất như : nhổ râu, cắn móng tay, nặn mụn…
Cần sa
- Buồn chán, kém tập trung tư tưởng, bồn chồn tìm mọi cách ra khỏi nhà, ngang bướng, phản ứng với người trong nhà. - Nhức đầu, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, tim đập mạnh
- Thích nghe nhạc mạnh, nói năng, ca hát huyên thuyên,cười khóc tự nhiên, tự hủy hoại thân thể. Mặt đỏ, mắt đỏ, mùi khét đặc biệt ở gáy và miệng.
Thuốc an thần, gây ngủ, ma túy tổng hợp
- Nóng nảy, bồn chồn, bức rức, dễ gây gổ với mọi người. - Ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hồi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn.
- Hưng phấn, kích động mất tự chủ, dễ sinh sự đánh nhau, tự hoại thân thể. Mặt đỏ, mắt đỏ, người nóng, uống nhiều nước.
8. Phòng tránh nghiện bằng cách nào ?
Tình trạng sử dụng ma túy tại nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng. Đa số con nghiện hiện nay là thanh thiếu niên (chiếm 70-80% số nghiện mới ở Tp.HCM). Ma túy hiện nay đã len lõi vào trường học mọi cấp, giảng được đại học và đe doạ từng gia đình. Hiện nay bọn buôn bán ma túy đang nhắm vào đối tượng học sinh, kể cả học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu có thể chúng mời mọc, rủ rê, tặng không ma túy cho các em dùng thử một thời gian để làm cho các em nghiện, sau vài lần sử dụng ma túy sinh ra nghiện phải lệ thuộc hẵn vào chúng, hàng ngày ngáy phải mua hoặc phải bán ma túy cho bọn chúng. Có những trường hợp chúng còn ham dọa, ép buộc các em phải sử dụng các chất nguy hiểm này rồi sau đó khi các em đã nghiện phải lệ thuộc vào chúng mới có ma túy, chúng buộc các em phải đi bán ma túy cho chúng. Gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em tự bảo vệ để không sa vào con đường nghiện ngập. Các bậc phụ huynh phải thấy được đầy đủ, sâu sắc hiểm hoạ ma túy đối với con cái mình và hạnh phúc của gia đình mình. Phụ huynh phải quan tâm, gần gũi, có sự hiểu biết, có cách quản lý, giáo dục con cái mình tốt hơn. Trên quy mô toàn xã hội thì đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc đồng thời phải có sự phố hợp giữa các cơ quan đoàn thể, nhà trường, gia đình. Các bậc phụ huynh cần biết rằng chính phụ huynh có thể góp phần vào việc giáo dục, phòng ngừa ma túy cho con em mình bằng các biện pháp sau : – Giải thích cho con em hiểu ma túy là gì, tác hại của ma túy ghê gớm ra sao, khuyên bảo các em không nghe theo lời rủ rê, mời mọc của bạn bè, của bất cứ người nào để dùng thử ma túy. – Quan tâm, ân cần theo dõi con cái, không nên khoán trắng việc giáo dục cho riêng nhà trường. – Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò con em khi có bạn bè hay bất cứ người nào mời chào, rủ rê uống, hút, hít bất cứ loại thuốc nào để gây “sảng khoái”, “hưng phấn”, “kích thích”, “mang lại thích thú”, “mang lại khoái lạc”, “làm giảm buồn chán”… thì phải dứt khoát từ chối và báo ngay cho ba mẹ thầy cô biết. – Dặn con em rằng nếu có ai đó hăm dọa, ép buộc sử dụng một chất lạ nào thì phải báo ngay cho cha mẹ, thầy cô biết. – Quan tâm chăm sóc, gần gũi để các em thấy cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là người bảo vệ hữu hiệu đối với các em để các em thổ lộ tâm sự. Thường xuyên hỏi thăm các em chẳng hạn như : “Con có quen bạn nào hút bồ đà nơi trường học không ?”, “Ở trường con có bạnnào nghiện ma túy không ? Con phải cẩn thận đừng để bạn ấy rủ rê nhé !”, “Có ai dụ con hút, hít thử không ?!” – Hướng dẫn các con em để chúng có khả năng tự từ chối ma túy, nói KHÔNG với cái xấu, tự mình có đủ bản lĩnh để từ chối. Các bậc phụ huynh không thể nào có thời gian để kè kè theo sát các em mọi lúc, mọi nơi được. Nâng cao khả năng tự quyết của các em là biện pháp hữu hiệu chống ma túy. – Không nên nuông chiều cho trẻ quá nhiều tiền để tiêu xài khi đến trường. Chính việc được cung cấp quá nhiều tiền mà các em có điều kiện để đua đòi, bắt chước các bạn khác tập tành ăn chơi, trong đó có việc sử dụng ma túy . Nên kiểm tra việc chi tiêu của các em. – Quan tâm đến các mối giao tiếp của con em, các mối quan hệ bạn bè của các em. Đương nhiên việc kiểm tra phải tế nhị ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em rất khó chịu khi thấy các phụ huynh quản lý quá chặt chẽ. - Khi thấy các em sa đà vào các hoàn cảnh nguy cơ hoặc có các dấu hiệu sớm của việc nghiện ma túy thì phụ huynh cần quan tâm theo dõi con em sát sao hơn. Nếu nghi ngờ con em dùng ma túy thì phụ huynh phải đích thân tìm hiểu rõ.
9. Cai nghiện như thế nào ?
Theo mô hình cai nghiện tại các trung tâm, trại, viện … việc cai nghiện cho người nghiện mócphine, heroin thường đuợc tiến hành qua hai giai đoạn. : 1. Cắt cơn nghiện : . Trong thời gian này, người nghiện có những cơn vật vã do thiếu ma túy (hội chứng cai nghiện). Khi ngưng dùng ma túy, người nghiện thấy buồn bực, khó chịu, ngáp vặt, chảy nước mắt, nước mũi, nước miếng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, nỗi da gà khi có gió nhẹ. Người nghiện thuờng mất ngủ, bứt rứt không sao nằm yên được. Trong 2-3 ngày đầu, khi lên cơn vật vã, người nghiện có cảm giác hàng trăm ngàn con kiến, con dòi bò trong xương, đau nhức mình mẩy tay chân, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, tăng huyết áp. Qua được thời gian 2-3 ngày này, khoảng cách thời gian giữa các cơn vật vã sẽ xa dần, vật vã nhẹ hơn. Sau 7-10 ngày thì hết vật vã. Người nghiện được điều trị tại trung tâm cai nghiện sẽ được hỗ trợ thuốc men (thuốc an thần kinh, thuốc cai nghiện, thuốc bồi bỗ sức khoẻ) và vật lý trị liệu (tắm nước nóng lạnh, xoa bóp, xông thuốc, châm cứu, xông hơi…), thể dục trị liệu cộng với ý chí muốn cai nghiện của người nghiện để vượt qua các cơn vật vã. Nếu cai nghiện tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế, thì người nghiện còn nhận được sự động viên tinh thần của người thân, gia đình để người nghiện tăng thêm quyết tâm cai nghiện.
2. Giai đoạn phục hồi thể chất, học nghề, tái hoà nhập cồng đồng : Tiếng hát yêu đời lại vang lên tại Trung tâm cai nghiện ma túy Bình Triệu (Sở LĐTB&XH TP.HCM) . Trong giai đoạn này, người đã cắt cơn được tập luyện để phục hồi sức khoẻ, tăng cường thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, học ngoại ngữ, học nghề : cơ khí, sữa xe, điện tử, may gia dụng, công nghiệp, vi tính …
Một số trung tâm có điều kiện người nghiện còn được lao động nâng cao sức khoẻ (Phú Văn, Nhị Xuân, Trường 4…) vừa để tạo tinh thần lao động tập thể, chuẩn bị cho việc tái nhập cộng đồng sau này. Hết giai đoạn này, người nghiện rời trường để tái hòa nhập xã hội. Việc cắt cơn nghiện ma túy không phải là vấn đề nan giải. Điều quan trọng là học viên rời trường về nhà làm thế nào để khỏi tránh tái nghiện.
Gia đình muốn cai nghiện tại nhà cho con em có thể theo một số hướng dẫn như sau : 1. Tham vấn chuẩn bị tâm lý cho người nghiện. Để thuyết phục người nghiện tự giác, tự nguyện bỏ ma túy và chuẩn bị tinh thần thật kỹ khi bước vào cắt cơn. 2. Xoa bóp Thực hiện khi người nghiện bắt đầu thấy nhớ, bức rứt muốn sử dụng ma túy. Dùng cả hai bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn toàn thân, đặc biệt ở đầu và cột sống, ít nhất là 3-4 lần mỗi ngày. Mỗi lần xoa bóp, khoảng 30 phút cho đến khi người nghiện cảm thấy dễ chịu, buồn ngủ. 3. Tắm nước mát Ngày đầu tiên ngưng ma túy, có thể xông hơi bằng nước lá xông cho cơ thể dễ chịu và thư thái. Ngày thứ 2-3 do vật vã nhiều nên không xông hơi nữa mà cần tắm nước mát tối thiểu ngày 3 lần để cơ thể bớt bứt rứt, khó chịu. Nếu sợ lạnh, có thể tắm nước ấm trước rồi mới nước mát sau. 4. Ăn uống thức ăn mát 3 ngày đầu tiên người nghiện thường nôn ói, không muốn ăn nhưng sau đó có thể khỏi. Nên ăn những thức ăn mát như : mồng tơi, rau má, xà lách xoong, ngò tây, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, mè, khổ qua, bí đao, cà chua, cam, lê… và thịt heo, cá lóc, cua đồng… 5. Dùng thuốc cắt cơn ? Nếu vật vã, đau nhức quá, mất ngủ có thể dùng paracetamol 0,5g ngày 3 lần, lần 1 viên, chloferamine mỗi lần 1-3 viên, nếu đau nhức xương khớp có thể kết hợp dùng diclofenac 3 viên/lần – ngày 3 lần.senduxen 5 mg, mỗi lần 1-3 viên lặp lại sau 4 giờ cho đến khi ngủ yên. Sau đó sẽ giảm liều dần rồi ngưng hẵn. Việc dùng thuốc an thần gây ngủ cần có chỉ định của thầy thuốc. 6. Khi nào cắt được cơn ? Cơn vật vã xuất hiện rõ vào giờ thứ 36-48 kể từ lúc ngưng sử dụng ma túy, lên cao nhất là ngày thứ ba sau đó thưa dần. Nếu nghiện nhẹ, thông thường trong vòng một tuần là qua được cơn nghiện. Tuy nhiên, các biểu hiện mất ngủ, đau lưng, nhức mỏi có thể kéo dài cả tháng. 10. Làm thế nào để tránh tái nghiện ? Cắt cơn nghiện chỉ giải quyết được sự lệ thuộc về mặt thể chất của người nghiện, chứ chưa dứt hẵn được sự lệ thuộc ma túy về mặt tâm thần. Nghĩa là người nghiện vẫn còn cảm giác thèm nhớ ma túy, vẫn còn nhớ cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Cảm giác thèm nhớ ma túy khiến người nghiện sau khi qua giai đoạn cắt cơn vẫn hay “vô tình” đi ngang những nơi có bán ma túy. Ki đó người đã cai nghiện sẽ xuất hiện trở lại các biểu hiện hội chứng cai nghiện, họ bị vật vã nhẹ về mặt thể chất. Cần biết rằng tái nghiện ma túy bắt đầu trước hết từ trong ý nghĩ. Nếu thực sự muốn bỏ ma túy thì ngay sau khi nhớ nghĩ đến ma túy, người đã cai cần thổ lộ và tìm sự động viên giúp đỡ của người thân, gia đình, của nhân viên y tế chuyên về cai nghiện. Lời rủ rê, mời mọc của bạn bè cũng là một thách thức khó vượt qua của người đã cai nghiện. Nếu thêm vào đó là sự nghi kỵ, ruồng rẫy của người thân thì họ sẽ dễ dàng tái nghiện. Nhiều phụ huynh, gia đình có con em bị nghiện thì gởi ngay con em vào trung tâm cai nghiện và phó mặc con em mình cho trung tâm. Khi con em rời trường về nhà thì thiếu động viên quan tâm, giúp đỡ. Hoặc ngược lại có một số phụ huynh thì luôn theo dõi, nghi kỵ, kềm cặp con em quá mức. Những thái độ như thế dễ dàng đẩy con em vàocon đường tái nghiện. Trong trường hợp lỡ tái nghiện, phụ huynh cần bình tĩnh tiếp tục hỗ trợ cho con em mình tiếp tục cai nghiện lại lần nữa. Chúng ta biết rằng cai nghiện dứt hẵn là rất khó (chính bản thân tôi cũng phải qua cả “dzăm lần bảy lượt mới từ giã hoàn toàn được ma túy”), đòi hỏi nỗ lực của cả người nghiện và cả người thân. Có những trường hợp phải sau vài lần cai mới dứt bỏ ma túy hoàn toàn được. Không nên sỷ nhục con em hay nản lòng bỏ mặc. Mà khi ấy chúng ta cần hiểu rằng trong việc nghiện ngập ma túy của con em,chúng ta cũng có một phần lỗi lớn. Chúng ta biết rằng trong suốt thời gian nghiện ma túy thì người nghiện là nô lệ của ma túy. Họ luôn tìm đủ mọi cách, mọi mánh khoé để có tiền thoả mãn cơn nghiện. Vì vậy khi đã cai nghiện thì nếp cũ vẫn còn, tự họ có thể vẫn muốn quay lại con đường cũ. Mặt khác người nghiện vốn dễ bị rủ rê, lôi kéo, tâm lý không vững vàng nên khi gặp khó khăn trong cuộc sống, họ dễ dựa dẫm vào ma túy và coi đó như một “lối thoát”.
Trong việc chống tái nghiện, cần nhớ những nguyên tắc sau :
- Phải thay đổi môi trường sinh hoạt của họ để tránh sự cám dỗ của ma túy. Phải tích cực giúp người đã cai và thực sự muốn cai thể hiện quyết tâm tự nguyện lánh xa ma túy. - Phải lấy tình thương mà cảm hóa. Tìm hiểu kỹ lý do tại sao họ đến với ma túy, từ đó thấy rằng học cũng có những mặt tốt mà ta có thể khuyến khích họ phát huy. - Khuyến khích mọi ý muốn vươn lên, muốn “làm lại cuộc đời” của họ. Tạo điều kiện để họ có công ăn việc làm, có niềm vui, niềm đam mê mới, quên đi cái đam mê ma túy. - Nâng cao nhận thức của họ về tác hại của ma túy với tương lai – tuổi trẻ của họ.