Bác sĩ có nên nhận phong bì?
GS.TS Phạm Gia Khải
Là “tiền trao cháo múc” thì không nên nhận - Đó là ý kiến của GS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim mạch, Chủ tịch Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam).
Ông nói: Theo tôi, cách cho quan trọng hơn nhiều cái mà người ta cho. Tôi còn nhớ, có một bệnh nhân trẻ tuổi biết mình không còn sống lâu nữa đã tặng tôi bao thuốc lá. Tôi chẳng bao giờ hút nhưng vẫn giữ lại để kỷ niệm, để nhớ món nợ tinh thần mà tôi sẽ phải trả thay vào những người bệnh tôi phải cứu.
Tôi cho là không nên nhận phong bì nếu người bệnh coi đó là “tiền trao cháo
múc”, nếu Thầy thuốc coi đó là “tiền công của mình”. Nếu muốn kiếm thêm tiền để cải thiện cuộc sống một cách đàng hoàng, tôi nghĩ mình có thể hành nghề ngoài giờ có giấy phép của các cấp có trách nhiệm hoặc làm việc gì khác mà pháp luật không cấm.
Bác sĩ có nên nhận phong bì?
Th.S.DS Đỗ Danh SơnTrong khi đó, Thạc sĩ, dược sĩ Đỗ Danh Sơn thì phân tích đến mục đích và động cơ của việc đưa phong bì: Theo quan điểm của tôi, việc nên hay không nhận phong bì phụ thuộc vào động cơ, mục đích của việc này.
Nếu đó là việc mang tính chất tư thưởng, tức là bệnh nhân tự nguyện và biết ơn BS do ông ta có đóng góp lớn là một phương pháp chữa trị độc đáo, hiệu quả hay vừa phải trải qua một ca điều trị cực kỳ vất vả thì việc nhận phong bì là động cơ không xấu, thậm chí nó còn làm cho bệnh nhân và người nhà hài lòng.
Nhưng nếu đó là một sự ép buộc gây khó dễ cho bệnh nhân thì đó là việc làm mà cả xã hội cần lên án mạnh mẽ.
Th.S.BS Nguyễn Khắc Tấn (Văn phòng Trung ương Đảng) lại cho rằng, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề y:
Theo tôi, đã là bác sĩ thì không nên nhận phong bì của bệnh nhân bất kể nó xuất phát từ động cơ nào. “Lương y như từ mẫu”, vì thế chúng ta không nên vi phạm đạo đức nghề y.
Tôi nhiều lần đến tận nhà bệnh nhân khám chữa bệnh nhưng không đòi hỏi công xá. Rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, lo đủ tiền chữa bệnh đã khó, họ lấy đâu ra tiền “đi” bác sĩ.
Tuy nhiên, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Tấn cũng đề cập đến một thực tế, về việc hiện nay, lương của BS ra trường công tác ở bệnh viện không đủ trang trải cho cuộc sống.
Vì lẽ đó có trường hợp BS ăn bớt thời gian Nhà nước ra ngoài làm phòng khám tư để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu và chăm sóc bệnh nhân.
Hiện Nhà nước vẫn chưa có chính sách kích thích hiệu quả sự phấn đấu học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ với các bác sĩ có ngạch bậc là thạc sĩ, tiến sĩ.
Qua các ý kiến của các bác sĩ,dược sĩ đầu ngành,suy nghĩ của bạn như thế nào?