Cứ mở đầu một câu, chữ đầu tiên phải viết hoa. Như vậy, sau dấu chấm câu phải viết hoa... Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi Mẹ hiền ru những câu xa vời À à ơi ! Tiếng ru muôn đời Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi [You must be registered and logged in to see this link.]
Bài 1: Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa. (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Cách viết tên riêng Việt Nam: 1.Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: - Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo. - Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai. - Tố Hữu, Thép Mới. - Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.
* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ: - Ông Gióng, Bà Trưng. - Đồ Chiểu, Đề Thám.
2.Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.
Ví dụ:
- Bắc Bộ, Nam Bộ,Đông Bắc, Tây Bắc,huyện Bắc Bình Thuận. - Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây. - Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.
3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.
4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từđa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
5.Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; - Trường Tiểu học Kim Đồng; - Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.
6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật(Thí dụ trong các truyện ngắn): Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
Ví dụ: - Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành. - Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.
1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài: 2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam. Ví dụ: - Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp. - Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.
2.2. Trường hợp viết tắt:Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt