Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

CÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Empty CÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

CÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 12:31 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: CÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG


ÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG


Bệnh Bại liệt polio


o Là bệnh do vi rút Polio gây ra bởi 1 trong 3 vi rút týp 1, 2 hoặc 3. Khu vực Tâ.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. Dương, trong đó có Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.
o Vi rút vào cơ thể qua thực phẩm, nước mang mầm bệnh. Vi rút nhân lên ở ruột, vào máu, có thể xâm nhập và làm tổn thương hoặc phá huỷ tế bào thần kinh tuỷ xám.

1.2 Bệnh bại liệt polio lây truyền như thế nào?
Vi rút Polio lây qua đường tiêu hóa (phân/miệng) nên lưu hành mạnh ở những vùng vệ sinh môi trường kém. Ngoài ra, một số ít lây trực tiếp miệng - miệng. Bệnh rất dễ lây, hầu hết trẻ em sống cùng nhà với người mang mầm bệnh bị nhiễm vi rút. Một người nhiễm vi rút bại liệt có thể lây nhiễm cho hơn 200 người. Người bệnh có khả năng đào thải vi rút từ 10 ngày trước và 10 ngày sau khi khởi phát. Những người lành mang vi rút cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh.

1.3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì

o Đa số trường hợp (95%) trẻ nhiễm vi rút polio không có biểu hiện lâm sàng nhưng để lại miễn dịch đặc hiệu suốt đời.
o Khoảng 5% số trường hợp nhiễm vi rút có triệu chứng nhẹ, không đặc hiệu như: sốt, ỉa lỏng, nhức đầu, nôn…
o 1-2% có triệu chứng nhiễm khuẩn màng não nhưng không liệt.
o Dưới 1% diễn biến thành bại liệt. Thời gian ủ bệnh từ 6 - 20 ngày. Cùng với sốt bệnh nhân nhi thường đau ở các chi sắp bị liệt và xuất hiện liệt mềm đối xứng trong những ngày cuối của tuần đầu tiên. Một số trường hợp có thể liệt cơ hô hấp (thở yếu, sốt trở lại, khóc nhỏ đi, uống sặc) gây suy hô hấp, có thể tử vong.
o Một ca nghi bại liệt là trẻ dưới 15 tuổi có dấu hiệu liệt mềm cấp hoặc những người có triệu chứng liệt nghi ngờ bại liệt.

1.4 Biến chứng của bệnh là gì

Tử vong có thể xảy ra nếu bị liệt cơ hô hấp và không có máy thở hỗ trợ. Di chứng do liệt không hồi phục suốt đời thường gặp ở những trường hợp không được điều trị hợp lý.

1. 5 Phòng bệnh bại liệt như thế nào?
Phòng bệnh bại liệt polio bằng uống vắc xin bại liệt (OPV) hoặc vắc xin bại liệt bất hoạt theo đường tiêm (IPV). Uống hoặc tiêm đủ 3 mũi vắc xin bại liệt trước 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung trong các c.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. dịch tiêm chủng.

Bệnh Uốn ván


1. Bệnh uốn ván là gì

o Bệnh uốn ván do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn phát triển tại vết thương (vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bị bẩn) trong điều kiện yếm khí sinh ra ngoại độc tố và vào máu, tấn công các bản vận động thần kinh-cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng và co giật cơ.
o UVSS hay gặp ở vùng nông thôn, nơi có tỉ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo vô trùng.

2 Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?

o Vi khuẩn nhất là bào tử uốn ván có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, phân người, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… xâm nhập vào các vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Bệnh uốn ván không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
o Người phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch. Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương.

3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì

Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày (có thể tới 3 tuần). Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.
o Ca bệnh nghi UVSS:
+ Tất cả các trẻ chết trong vòng 3-28 ngày sau sinh và không rõ nguyên nhân chết; hoặc
+ Mọi chết ca sơ sinh được báo cáo là bị mắc UVSS trong vòng 3 đến 28 ngày sau sinh nhưng không được điều tra.
o Dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván là cứng cơ hàm. Ở người lớn đau mỏi hàm, khó há miệng. Ở trẻ sơ sinh có biểu hiện miệng mím chặt, chúm lại mỗi khi khóc, bỏ bú. Tiếp theo là co cứng (người ưỡn cong ra sau như chiếc đòn gánh) và co giật các cơ, cứng cổ, khó nuốt, vã mồ hôi, sốt.

4 Biến chứng của bệnh uốn ván là gì

Co thắt và co giật các cơ có thể làm gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc UVSS đều tử vong.

2.5 Phòng bệnh uốn ván như thế nào?

o Để phòng bệnh UVSS cần tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và UVSS cho con. Để phòng bệnh uốn ván, tiêm vắc xin DPT hoặc DT cho trẻ nhỏ và người lớn tiêm vắc xin Td/UV.
o Thực hành đẻ sạch đặc biệt quan trọng trong khi người mẹ sinh con, ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên vì vậy cần thiết phải tiêm chủng.
o Làm sạch vết thương và loại bỏ tổ chức hoại tử. Tiêm huyết thanh kháng uốn ván (SAT) sớm sau khi bị các vết thương bẩn.

Bệnh Sởi

1 Bệnh sởi là gì ?

Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng. Sau khi khỏi, người bệnh thường có miễn dịch đặc hiệu suốt đời nên thường chỉ mắc sởi một lần trong đời.

2 Bệnh sởi lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nhỏ nước bọt khi ho hoặc hắt hơi. Người bệnh có thể lây cho người khác trong vòng trước và sau khi phát ban 1 tuần. Bệnh rất dễ lây, 1 bệnh nhân sởi có thể lây nhiễm cho 15 - 20 người khác nên dễ gây dịch, đặc biệt ở những nơi có mật độ dân số đông.

3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì

o Một ca nghi sởi có các dấu hiệu sau:
+ Sốt và phát ban và có một trong các dấu hiệu viêm long (ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau mắt đỏ) hoặc
+ Bất cứ người nào được chẩn đoán lâm sàng nghi bị bệnh sởi.
o Diễn biến: Sau khi tiếp xúc với ca bệnh 1-3 tuần, bệnh nhân sốt cao 1-3 ngày. Sau đó phát ban sẩn, mịn như nhung, bắt đầu từ mặt, phía trên cổ, lan xuống thân mình, tới tay và chân. Ban kéo dài 5-6 ngày rồi bay dần theo thứ tự trên và để lại những vết thâm. Ngay sau khi phát ban,.bệnh nhân giảm và hết sốt. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể có chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện những nốt trắng nhỏ bên trong má (nốt Koplick).

4 Biến chứng của bệnh là gì ?

Vi rút sởi làm suy yếu hệ miễn dịch nên sau mắc sởi dễ bị biến chứng, có thể gây ra di chứng suốt đời hoặc tử vong.
o Viêm não do sởi (1/1000 ca sởi).
o Biến chứng do bội nhiễm: viêm tai giữa, viêm phế quản - phổi (chiếm 60% số tử vong liên quan đến sởi), viêm thanh quản (xảy ra sớm, trong những ngày đầu khi mới mọc sởi), lao sơ nhiễm, lao tiến triển, viêm cơ tim, viêm miệng hoại tử (cam tẩu mã), tiêu chảy mất nước (8% số ca sởi).
o Biến chứng liên quan tới dinh dưỡng: Trẻ được nuôi dưỡng kém hoặc không được uống vitamin A khi mắc sởi có thể bị khô loét giác mạc dẫn tới mù loà, suy dinh dưỡng nặng.
o Biến chứng ở phụ nữ có thai: Gây xảy thai hoặc đẻ ra trẻ nhẹ cân.

5. Phòng bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi lây truyền rất cao; hầu hết trẻ không tiêm chủng nếu tiếp xúc đều bị mắc sởi.
o Phòng bệnh không đặc hiệu: Cách ly người bệnh ít nhất 5 ngày kể từ khi phát ban. Đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc.
o Phòng bệnh đặc hiệu: Cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi:
+ Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi hoặc sau đó càng sớm càng tốt. Nếu không rõ trẻ đã tiêm sởi hay chưa, cần được tiêm vắc xin sởi cho trẻ. Để giảm lây nhiễm trong bệnh viện, tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin sởi nằm viện đều phải tiêm vắc xin sởi.
+ Mũi 2 khi trẻ 6 tuổi hoặc tiêm trong các c.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. dịch tiêm nhắc vắc xin sởi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì cần tiêm liều thứ hai khi trẻ 9 tháng tuổi hoặc ngay sau đó.

Bệnh Ho gà


1 Bệnh Ho gà là gì?
Bệnh do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Tuy nhiên vi khuẩn phó ho gà cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Bệnh ho gà là một bệnh lây truyền đường hô hấp. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 1 tuổi do gây tử vong.

2 Bệnh ho gà lây truyền như thế nào?
Bệnh lây truyền rất dễ dàng qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nhỏ nước bọt khi ho hoặc hắt hơi. Hầu hết những người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều bị nhiễm, đặc biệt là trẻ em. Ở nhiều nước, dịch có chu kỳ từ 3 - 5 năm.

3 Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?
o Giai đoạn ủ bệnh từ 5 đến 10 ngày kể từ khi tiếp xúc.
o Khởi phát (4 đến 8 tuần): Trẻ có biểu hiện như cảm cúm: ho, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, sốt, ho nhẹ. Về sau ho khan, ho từng cơn, nhất là về đêm, khò khè, nôn ngay sau khi ho, sau cơn ho có tiếng rít như gà gáy. Ho ngày càng nặng, cơn dài và dày hơn. Trẻ nhỏ có thể bị ngừng thở, tím tái do thiếu ô-xy trong cơn ho. Mắt đỏ ngầu, nôn và kiệt sức thường đi kèm theo sau các cơn ho.
o Giai đoạn hồi phục cơn ho ít dần đi, giảm sốt.

4 Biến chứng của bệnh là gì?
Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm phổi, ho kéo dài là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị co giật do sốt hoặc giảm ô-xy cung cấp cho não, việc giảm ô-xy não là do cơn ho hoặc do độc tố của vi khuẩn. Các biến chứng nhẹ hơn là chán ăn, viêm tai giữa và mất nước.

5 Phòng bệnh ho gà như thế nào?
o Phòng bệnh không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân. Trong trường hợp phải tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.
o Phòng bệnh đặc hiệu: Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu – ho gà - uốn ván cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ từ 1- 3 tuổi.

6 Giám sát bệnh ho gà như thế nào?
o Cần thông báo ca bệnh cho cơ sở y tế. Trạm y tế, Trung tâm YTDP huyện báo cáo hàng tháng số ca mắc, chết theo nhóm tuổi và tình trạng tiêm chủng theo mẫu “Báo cáo các bệnh truyền nhiễm trong TCMR”. Báo cáo ngay cả khi không có ca bệnh.
o Thực hiện giám sát tích cực tìm kiếm ca bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, các đơn vị quân đội, công an, nông trường...
o Điều tra vụ dịch nếu có và báo cáo tổng hợp theo mẫu “Tổng hợp vụ dịch các bệnh trong TCMR”.
(DieuDuongViet.net)

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


CÁC BỆNH TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất