Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em Empty Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 12:09 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em



Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em
Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em A5
Cận thị, viễn thị, lác mắt, tắc lệ đạo, sụp mi bẩm sinh… Các bậc cha mẹ cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của bệnh ở con em mình để can thiệp sớm

1. Tật khúc xạ
Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là cận thị, viễn thị, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt.
- Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ để giúp cho ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ được nhìn rõ.
- Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều chỉnh mắt viễn thị bằng đeo kính hội tụ để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc. Cần lưu ý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.
- Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T… Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
- Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.
Nhìn chung, mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu nhức mắt… trong lớp học trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, học nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

2. Lác mắt

Lác là một bệnh mắt thường gặp ở trẻ em và là một vấn đề xã hội vì rằng có tới 4% trẻ em sinh ra hàng năm bị lác. Lác mắt là hiện tượng lệch trục nhãn cầu biểu hiện bằng độ lác khi quan sát thấy. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt đi kèm. Lác có thể là lác trong (khi nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (khi nhãn cầu lệch ra ngoài) hay lác đứng (khi nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Nguyên nhân gây ra lác vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Đôi khi tật khúc xạ như viễn thị gây lác trong. Thị lực kém ở một bên cũng có thể gây ra lác. Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ bị nhìn hai hình. Lúc đó não sẽ xoá bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời và sẽ không có được thị giác hai mắt.
Triệu chứng của lác ở trẻ em thường được phát hiện bởi bố mẹ bệnh nhân. Bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay. Bác sĩ mắt sẽ khẳng định trẻ có lác hay không cũng như có thể tìm thấy được nguyên nhân và đánh giá mức độ lác.
Điều trị lác có 3 bước liên quan chặt chẽ với nhau là: Điều trị nhược thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu để hết lác và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Mắt bị lác thường có tật khúc xạ đi kèm và gây trầm trọng thêm tình trạng nhược thị cũng như các rối loạn thị giác hai mắt nên bất cứ trẻ lác nào có tật khúc xạ đi kèm đều phải bắt buộc đeo kính. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt, điều trị sớm không những rút ngắn thời gian điều trị mà còn tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác hai mắt. Các phương pháp điều trị khác nhau như: đeo kính, bịt mắt tập chỉnh quang, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật… là tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc với từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra trẻ sau khi điều trị khỏi lác vẫn cần phải theo dõi lâu dài và duy trì kết quả điều trị đã đạt được.

3. Nhược thị và khiếm thị:

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyên nhân khác nhau như: lác mắt, do tật khúc xạ hay một số bệnh lý tại mắt. Tuy nhiên nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng. Khám mắt định kỳ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện sớm trẻ nhược thị. Các phương pháp điều trị nhược thị có thể là đo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật… tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Khác với nhược thị, khiếm thị là một tình trạng khiếm khuyết về chức năng của cơ quan thị giác gây ra bởi các bệnh mắt bẩm sinh, di truyền hay mắc phải, do chấn thương mắt trong cuộc sống… mà không thể điều trị khỏi được bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, bằng thuốc hay bằng phẫu thuật. Tuy nhiên khác với người mù là trẻ khiếm thị vẫn còn có thể có khả năng sử dụng phần thị giác còn lại đó để thực hiện các công việc trong cuộc sống của mình. Phương pháp điều trị đối với trẻ bị khiếm thị là sử dụng các phương tiện trợ thị thích hợp để giúp cho trẻ có thể tận dụng một cách hữu ích nhất phần thị lực còn lại để có thể hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.

4. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP):

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 1.600 gam) do sự chưa phát triển hoàn thiện của mạch máu võng mạc. Sự phát triển bất bình thường của mạch máu võng mạc dẫn đến co kéo và gây bong võng mạc là tác nhân gây mù loà. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể bị mù vĩnh viễn cả hai mắt. Trẻ càng sinh non, càng nhẹ cân và càng ốm yếu phải thở ôxy cao áp thì càng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Việc khám mắt lần đầu cho trẻ có nguy cơ ngay sau sinh 4 tuần là rất cần thiết để phát hiện bệnh. Điều trị bệnh ROP có thể là bằng laser quang đông võng mạc hoặc dùng lạnh đông gây sẹo dính để phòng ngừa bong võng mạc do tiến triển của bệnh. Với những trường hợp đã bị bong võng mạc thì dù có phẫu thuật kết quả cũng rất hạn chế. Vì vậy việc quan trọng nhất là phòng bệnh bằng cách thực hiện tốt chế độ quản lý thai nghén và nếu có đẻ non thì cần phải khám mắt đầy đủ và hệ thống để có thể phát hiện sớm bệnh ROP.

5. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh

Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Nguyên nhân của đục thể thuỷ tinh bẩm sinh có thể là di truyền, do nhiễm khuẩn, do rối loạn chuyển hoá hay phối hợp với các bệnh lý toàn thân. Phát hiện đục thể thuỷ tinh nếu thấy mắt không có ánh hồng khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh trắng trong mắt. Nếu đục cả hai bên và hoàn toàn thì thường thị lực rất kém và có thể có rung giật nhãn cầu đi kèm. Phát hiện sớm đục thể thuỷ tinh bẩm sinh rất quan trọng vì rằng các thương tổn do đục thể thuỷ tinh bẩm sinh sẽ không hồi phục nếu như không được điều trị ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ.
Điều trị đục thể thuỷ tinh bẩm sinh bằng phẫu thuật lấy bỏ thể thuỷ tinh đục và sau đó là điều chỉnh kính (kính đeo, kính tiếp xúc hay đặt thể thuỷ tinh nhân tạo tuỳ theo từng trường hợp) kết hợp với theo dõi và điều trị nhược thị sau mổ cho phép phục hồi chức năng thị giác.

6. Glôcôm bẩm sinh

Là một bệnh mắt nặng dễ dẫn đến mù loà nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên khi áp lực trong mắt tăng lên làm cho mắt giãn lồi. Khi đó sẽ thấy giác mạc to hơn bình thường. Khi giác mạc tiếp tục giãn hồi sẽ xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục. Phù giác mạc kèm theo hiện tượng sợ ánh sáng và chảy nước mắt (cần phân biệt với tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em) và phản ứng co quắp mi. Tất cả các trẻ có giác mạc to một hoặc hai bên kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc cần phải gửi ngay đến bác sĩ mắt khám để phát hiện bệnh. Phương pháp điều trị glôcôm bẩm sinh là phẫu thuật.

7. Sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ. Sụp mi có thể xảy ra ở một hoặc hai bên. Bố mẹ bệnh nhân thường dễ dàng nhận thấy mắt sụp mi nhỏ hơn do da mi bị sa xuống. Quan sát sẽ thấy không có nếp mí rõ ràng và khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Trường hợp nặng trẻ có thể phải nhăn trán hay ngửa cổ ra sau để nhìn. Sụp mi bẩm sinh chỉ là đơn thuần nhưng cũng cần phân biệt với các trường hợp sụp mi là dấu hiệu đi kèm của nhiều bệnh toàn thân hay tại mắt khác nên cần phải được khám mắt và toàn thân đầy đủ. Trẻ bị sụp mi có thể có tới 25% trường hợp bị nhược thị do mi che hoặc bị loạn thị do sụp mi gây ra. Phẫu thuật điều trị sụp mi sẽ giúp tránh được tư thế cổ ngửa, mở rộng thị trường, dự phòng và điều trị nhược thị, phục hồi hình dạng thẩm mỹ của mi. Thời gian và phương pháp phẫu thuật tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể tuỳ theo mức độ sụp mi, chức năng của cơ nâng mi, có nhược thị đi kèm…

8. Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ em

Rất thường gặp ở trẻ em (có tới 6% trẻ sinh ra bị tắc lệ đạo bẩm sinh) tuy nhiên cũng tới 95% trường hợp là tự khỏi trong vòng 1 năm đầu. Triệu chứng là chảy nước mắt, có dử nhày và có thể có dẫn đến viêm kết mạc dai dẳng tái phát. Đôi khi chảy nước mắt và viêm kết mạc kéo dài có thể dẫn đến viêm da mi dưới dị ứng. Cần phân biệt với trường hợp chảy nước mắt do các nguyên nhân khác như glôcôm bẩm sinh, quặm bẩm sinh hay một bệnh lý viêm nhiễm tại mắt. Điều trị nội khoa tắc lệ đạo bẩm sinh là xoa day vùng túi lệ và có thể dùng kháng sinh với những trường hợp viêm kết mạc kéo dài tái phát. Thông ống lệ mũi là phương pháp có kết quả tốt với những trường hợp điều trị nội khoa thất bại tuy nhiên thời điểm tốt nhất để thông ống lệ mũi vẫn còn tranh cãi: có thể thông sớm (từ 3 – 6 tháng) hoặc muộn (lúc trẻ 12 tháng).

9. Ung thư võng mạc (Retinoblastoma)

Ung thư võng mạc là khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Có tới 90% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Triệu chứng biểu hiện thường gặp nhất là ánh đồng từ trắng (hay dấu hiệu mắt mèo mù) và lác mắt. Chẩn đoán dựa vào khám xét lâm sàng kết hợp với siêu âm chụp, cắt lớp CT để khẳng định. Chỉ định điều trị tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u cũng như bị một hay hai bên. Các phương pháp điều trị bảo tồn hiện có là hoá chất, lạnh đông hoặc laser, tia xạ và phẫu thuật bỏ nhãn cầu với những trường hợp không còn khả năng điều trị bảo tồn. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào kích thước và sự lan rộng của khối u. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng không những cứu giúp được tính mạng của trẻ mà còn có thể cứu vớt được chức năng của con mắt bị bệnh./.

BS. Ths. Đỗ Quang Ngọc (Khoa Mắt Trẻ em - Bệnh viện mắt TW)











Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ em Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất