Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Đôi găng tay cao su của tình yêu Empty Đôi găng tay cao su của tình yêu Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Đôi găng tay cao su của tình yêu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 10:10 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Đôi găng tay cao su của tình yêu


Đôi găng tay cao su của tình yêu.
(Lịch sử đôi găng tay sử dụng trong y tế ngày nay-Bài viết của GS Trần Phương Hạnh trên báo "Sức khỏe và đời sống")

Ngày nay, các nhân viên trong ngành Y tế và cả người dân thường nữa, chẳng một ai còn xa lạ với đôi găng cao su thường dùng hàng ngày trong công việc Y khoa. Thế nhưng cách đây hơn một thế kỷ, cái dụng cụ đơn giản nhưng thật hữu ích này chưa hề xuất hiện. Đôi găng cao su quen thuộc này lại ra đời từ... một tình yêu chân thật! Và tác giả của cuộc sáng tạo này là một thầy thuốc nổi danh trong ngành phẫu thuật ung thư.

Năm 1882, ở châu Âu, đặc biệt ở Đức, giới y học xôn xao về những nghiên cứu của Robert Koch đã phát hiện thấy nhiều loại vi khuẩn. Người ta bàn tán về "những kẻ giết người vô hình, ẩn náu ở khắp nơi" đã bị vạch mặt.

Ở nhiều phòng mổ, đặc biệt tại khoa lâm sàng của Giáo sư Bergman (1) ở Berlin, những phương pháp diệt khuẩn đã được áp dụng rộng rãi, nhất là việc sử dụng phenol: dụng cụ mổ, chỉ khâu đều được ngâm trong dung dịch phenol, băng bó vết thương bằng phenol, phòng mổ chứa đầy bụi nước phenol.

Dựa theo quan niệm của Lister (2) là không khí chứa nhiều mầm bệnh, hai trợ lý của Bergman đã tìm cách xác định dung lượng vi khuẩn hiện diện trong phòng mổ. Và họ rất ngạc nhiên vì không phát hiện được gì khác ngoài vài loại nấm mốc.

Trên một vết thương rộng 1dm2, trong nửa giờ chỉ rơi xuốâng khoảng 70 mầm không gây bệnh. Ngược lại trên nền đất, trong dịch mủ nơi vết thương, trên những dụng cụ không rửa sạch sau cuộc mổ, đặc biệt trên da bàn tay bẩn, có tới hàng triệu mầm bệnh nguy hiểm. Như vậy, vi khuẩn chẳng hề đến từ không khí mà từ các dụng cụ dơ, sợi chỉ bẩn và những bàn tay không rửa sạch rồi xâm nhập vào vết thương.

Tại khoa của Giáo sư Bergman, lại có cuộc thử nghiệm mới: các sợi chỉ được nhiễm vi khuẩn (nay đã nhìn thấy rõ những kẻ giết người dấu mặt) rồi nhúng vào dung dịch phenol hoặc thủy ngân II clorur (sublimé), sau đó đặt vào một môi trường nuôi cấy để xem mức độ hiệu quả của các dung dịch diệt khuẩn: kết quả cho thấy dịch Phenol 2% diệt hết trực khuẩn than trong một phút nhưng dung dịch 5% thì sau một ngày ngâm kỹ cũng chưa có tác dụng tới các nha bào than. Những nghiên cứu của Robert Koch cho thấy hơi nước dưới áp lực có thể diệt cả vi khuẩn lẫn nha bào. Và Schimmelbusch áp dụng luôn: các dụng cụ, bông gạc, sợi chỉ khâu đều được đặt trong hơi nước dưới áp lực. Người thầy thuốc Pháp, Terrier (3) đã sáng tạo kỹ thuật tiệt trùng bằng hơi nước trong nồi hấp nóng. Rồi phẫu thuật viên người Đức, Gustav Adolph Neuber, đã sáng chế các dụng cụ mổ bằng kim loại thay thế các đồ dùng bằng gỗ để dễ dàng đun hấp và đã làm cho khoa ngoại ở Kiel thành nơi thử nghiệm kỹ thuật diệt trùng mới. Nay giới ngoại khoa lại bước sang một giai đoạn mới: có thể diệt trùng bằng cách hấp nóng, đun sôi tất cả. Nhưng còn bàn tay của phẫu thuật viên? Không thể đun sôi hấp, nóng.

Tháng 5 năm 1889, thành phố Baltimore bước vào những ngày hội lớn: ngày chính thức khánh thành bệnh viện John Hopkins. Tất cả các thầy thuốc và nhân viên y tế đều có mặt ở phòng họp lớn. Ông giám đốc bệnh viện giới thiệu Halsted với cô Caroline Hampton, y tá phòng mổ vừa mới đến nhận việc tại bệnh viện. Cô xuất thân từ một gia đình chủ nông trang ở bang Nam Carolina đã bị phá sản trong cuộc c.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. tranh ly khai Bắc Nam Hoa Kỳ. Sau khi bà mẹ qua đời, rồi ông bố tử trận trong cuộc c.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. đấu ở Brandy Station, cô Caroline ở với các bà dì rồi đến New York học trường y tá. Cô đã nghe danh Halsted khi còn thực tập tại bệnh viện New York. Ít lâu sau đó, Caroline được nhận làm y tá trưởng và phụ mổ cho Bác sĩ Halsted. Do công việc chuyên môn nên hai người đều gặp nhau hàng ngày: lúc thì cùng mổ một trường hợp bệnh nhân cấp cứu, khi thì ngồi bên nhau chuyện trò vui vẻ trong bữa ăn trưa.

Halsted mến Caroline vì tính nết cô hiền dịu, chăm chỉ, kiên nhẫn phụ giúp ông trong những ca mổ khó khăn. Ông cũng thích ngắm nhìn khuôn mặt xinh xắn dễ thương và đặc biệt đôi bàn tay Caroline với những ngón tay dài, thon nhỏ, nhanh nhẹn cầm dao mổ. Một buổi trưa, trong phòng ăn của bệnh viện, sau ca mổ, Halsted và Caroline ngồi uống cà phê. Bất chợt, ông nhìn thấy trên da mu bàn tay của cô y tá phụ mổ có một mảng sần eczema màu đỏ xẫm:

- Ô! Sao bàn tay cô có vết bầm đỏ thế kia? Halsted ngạc nhiên hỏi.

- Vâng - Caroline bối rối khẽ đáp - Em đã ngâm tay trong nước sát trùng quá lâu trước khi phụ mổ.

Halsted không hỏi thêm nữa, nét mặt ông trầm ngâm suy nghĩ. Từ sau bữa ăn đó, ông Bác sĩ trưởng khoa ngoại luôn suy tư. Bao câu hỏi cứ vấn vương mãi trong tâm trí ông: có nên chuyển cô y tá phụ mổ sang một khoa khác để bàn tay cô khỏi bị viêm nhiễm bởi dịch sát trùng? Làm gì để một cô y tá phụ mổ tận tâm như thế vẫn có thể giúp đỡ ông trong các cuộc phẫu thuật? Và đôi bàn tay xinh đẹp kia, phải làm gì để làn da cứ mãi mềm mại như xưa?

Vào mùa hè năm 1890 ở Trung tâm đại học - Bệnh viện John Hopkins một tin mới vừa được thông báo làm nức lòng giới ngoại khoa: Giáo sư William Halsted đã thành công trong việc tạo ra "bàn tay sạch" giúp cho các nhân viên phòng mổ. Và người đầu tiên được nhận "đôi găng cao su của tình yêu" (4), chính là cô y tá phụ mổ Caroline Hampton.
Ngày nay, tên tuổi của William Halsted (1852-1922) không chỉ gắn liền với đôi găng cao su của tình yêu mà giới Y học toàn thế giới còn nhắc đến ông trong nhiều lãnh vực Y học (như gây tê bằng cocaine, mổ tuyến giáp, túi mật v.v...), đặc biệt tên tuổi ông không hề xa lạ với phương pháp mổ ung thư tuyến vú kèm nạo vét hạch nách, thường được gọi đơn giản là "phẫu thuật Halsted".


Ghi chú:

(1) Ernst Von Bergman (1836-1907): Thầy thuốc ngoại khoa, người Đức, gốc Litva, chuyên khoa phẫu thuật não, người mở đường kỹ thuật vô khuẩn.

(2) Joseph Lister (1827-1912): Thầy thuốc ngoại khoa, người Anh, chủ tịch Hội Hoàng gia Anh, người mở đường kỹ thuật sát trùng trong ngoại khoa.

(3) Louis Félix Terrier (1837-1908): Thầy thuốc ngoại khoa, người Pháp, đã sáng tạo kỹ thuật diệt khuẩn bằng nồi hấp.

(4) Về sau, găng cao su được hãng Goddyear Rubber sản xuất hàng loạt và phẫu thuật viên người Pháp Henri Chaput (1857-1919) đã có công làm găng cao su bền dai hơn và phổ biến cách dùng ở châu Âu...

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Đôi găng tay cao su của tình yêu Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất