Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Linh chi-vị thuốc quý Empty Linh chi-vị thuốc quý Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Linh chi-vị thuốc quý

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 8:50 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Linh chi-vị thuốc quý


LINH CHI 靈 枝

Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên khác: Nấm Lim.
Tên khoa học: Ganoderma japonicum Lloyd (Mầu tím), Ganoderma lucidum Karst (Mầu đỏ).
Họ khoa học: Nấm Lim (Ganodermataceae).
Mô tả: Nấm một năm hoặc nhiều năm, có thể quả có dạng mủ với một vài cuống dài, dính lệch về phíai bên. Các tầng ống tròn. Lớp vỏ trên của cuống và mũ có mầu sơn bóng đỏ hoặc vàng xám đỏ hoặc đen. Bào tử hình trứng có hai lớp vỏ (Lớp ngoài nhẵn, lớp trong sần sùi) với một đầu tù.Linh chi-vị thuốc quý Linh_chi493
Địa lý: Nấm mọc ở rừng thường xanh, sống hoại sinh trên thân gỗ, trên thân cây mục chết của nhiều loại cây lá rộng và trên gốc cây và rễ cây phù nổi trên mặt đất ở rừng Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Quảng Ninh, Lâm Đồng. Nấm Linh chi phát triển mạnh vào mùa hè.
Phần dùng làm thuốc: Thể quả (Ganoderma Lucidum), thường gọi là Linh Chi.
Thu hoạch: Vào mùa Thu.
Thành phần hoá học:
+ Theo viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông, loại nấm Linh chi hoang dại có: Nước 12~13%, Lignin 13~14%, N 1,6~2,1%, Phenol 0,08~0,1%, Tro 0,022% Celluloza 54~56%, Lipid1,9~2%, chất Khử 4~5%, hợp chất steroid 0,14~0,16%.
+ Acid amin, Protid, Saponin, Steroid, Polysacarid, Germanium, Acid Ganoderic (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng an thần, làm giảm hưng phấn của thần kinh trung ương. Cồn Linh chi có tác dụng chống co giật do điện, có tác dụng giảm đau (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng chỉ khái, hoá đờm, bình suyễn, nhưng báo cáo thực nghiệm lại khác nhau (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, hạ đường huyết và chống tác dụng của chất phóng xạ. Có tác dụng bảo vệ dạ dày loét thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng cường tim, hạ huyết áp,nâng cao ngưỡng thiếu oxy, giúp cơ tim chịu đựng ggược trạng thái thiếu máu, hạ Lipid huyết, chống xơ cứng động mạch (Trung Dược Học).
+ Lượng Polysaccarid cao có trong Linh chi có tác dụng tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, chống tế bào ung thư (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng đối với bệnh loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá kéo dài (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Germanium giúp khí huyết lưu thông các tế bào hấp thụ oxy tốt hơn. Acid Ganoderic có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trị tâm thần bất an, khí huyết bất túc, suy nhược cơ thể, ho, suyễn. Hoàng chi: tăng cường hệ thống miễn dịch; Hắc chi trị bí tiểu, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết; Bạch chi trị hen suyễn, ho. Tử chi trị đau nhức gân xương, các khớp (Trung Dược Học).
+ Giải độc các loại khuẩn: Linh chi, Cam thảo, Gừng, Táo (Dược Liệu Việt Nam).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Quy kinh:
. Vào kinh Tâm, Can, Phế (Trung Dược Học).
Tác dụng:
+ Thanh chí, minh mục, bổ Can khí, an thần, tăng trí nhớ (Thần Nông Bản Thảo).
+ Hoàng chi vị ngọt, tinh bình, không độc. Bạch chi vị cay, tính bình. Tử chi vị ngọt, tính ôn, không độc. Hắc chi vị mặn, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Dưỡng Tâm, an thần, chỉ khái, bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị bệnh thuộc huyết (Thần Nông Bản Thảo).
+ Trị hen suyễn (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ, viêm khí quản mạn, ho lao do nhiễm bụi Silic, viêm gan, huyết áp cao, động mạch vành tim, tăng Cholesterol, đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị suy nhược thần kinh: Bệnh viện Hoa Sơn thuộc viện Y Học số I Thượng Hải báo cáo: Dùng cả 2 loại Linh chi nhân tạo và Linh chi hoang dại, chế thành viên (mỗi viên tương đương 1g thuốc sống), mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần. Mỗi liệu trình từ 10 ngày đến 2 tháng. Trị 225 ca, tỉ lệ có kết quả 83,5% ~ 86,3%, nhận xét thuốc có tác dụng an thần, điều tiết chức năng thần kinh thực vật và tăng cường thể lực (Tân Y Học Tạp Chí, số phụ chuyên đề về bệnh hệ thống thần kinh 1976, 3 : 140).
+ Trị Cholesterol máu cao: Báo cáo của Sở Nghiên cứu kháng khuẩn, tổ công nghiệp Tứ Xuyên, dùng liên tục từ 1~3 tháng trị 120 ca, thuốc có tác dụng hạ Cholesterol huyết rõ, tỉ lệ đạt 86% (Thông Tin Trung Thảo Dược 1973, 1 : 31).
+ Trị viêm phế quản viêm mạn: Tổ hợp tác nghiên cứu Linh chi tỉnh Quảng Đông báp cáo dùng Sirô Linh chi và đường Linh chi trị 1.100 ca có kết quả và có nhận xét là thuốc có tác dụng đối với thể hen và thể hư hàn (Quảng Đông Y Dược Tạp Chí 1979, 1: 1).
+ Trị các bệnh gan mạn tính: Tác giả dùng Polysaccarid Linh chi chiết xuất từ Linh chi hoang dại chế thành thuốc bột hoà nước uống, trị các loại bệnh viêm gan mạn, xơ gan. Trị 367 ca có nhận xét phần lớn triệu chứng chủ quan được cải thiện, men SGPT, SGOT giảm với tỉ lệ 67,7% (Tạp Chí Bệnh Gan Mật 1985, 4 : 242).
+ Trị chứng giảm bạch cầu: Dùng Polysaccarid Linh chi chế thành viên (mỗi viên có 250mg thuốc sống) cho uống. Theo dõi 165 ca, ghi nhận tỉ lệ có kết quả 72,57% (Lưu Chí Phương, Trung Hoa Tạp Chí Huyết Dịch Bệnh 1985, 7 : 428).
+ Trị xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh Lupus ban đỏ: Dùng Linh chi chế thành dịch, tiêm bắp và viên uống, trị xơ cứng bì 173 ca, tỉ lệ kết quả 79,1%, viêm da cơ 43 ca, có kết quả 78,88% (Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1984, 12 : 22).
+ Trị bệnh xơ cứng mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, động mạch vành, đau thắt ngực: Linh chi, Kê huyết đằng, Thạch xương bồ, Đơn bì, Cẩu tích, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Hoàng tinh (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Linh chi-vị thuốc quý Smiley18

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Linh chi-vị thuốc quý Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất