Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Empty CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 7:52 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT


CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT



CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Insert_1251242404Ý nghĩa ở nơi người ta, không ở nơi thông điệp. Truyền thông thực sự xảy ra nơi thông điệp mà người ta nhận, chứ không phải nơi thông điệp mà ta muốn trao.












BÀI NÓI CHUYỆN ỨNG KHẨU



Hãy tưởng tượng bạn đang có mặt tại một sự kiện nào đó, chẳng hạn, một buổi mừng sinh nhật, một tiệc cưới, một lễ tốt nghiệp, hay một tiệc chia tay.



Lấy ví dụ một tiệc chia tay: Một bữa tiệc được tổ chức để chia tay ông trưởng phòng của bạn, Tiến Sĩ Max Menon. Bữa tiệc đang diễn ra, và bạn đang vừa lắng nghe các bài phát biểu vừa suy nghĩ lan man những chuyện gì đó khác. Thình lình, tên của bạn được người dẫn chương trình gọi. Người ấy nói: “Và bây giờ, kính thưa quí vị, tôi tin rằng quí vị muốn nghe cảm tưởng của ông …” (tức là bạn đó!)



Chuyện gì vậy? Bạn sẽ làm chi đây? Làm sao để đáp ứng tình hình cấp bách này khi mà:



- bạn hơi hoảng vì bạn không chờ đợi điều này?

- bạn chẳng biết nói gì?

- trái tim bạn đang đánh trống trong ngực, cổ họng bạn khô rốc và trí óc thì trống rỗng?

- bạn thấy chóng mặt, hai bàn tay bạn lạnh ngắt, còn hai gối thì như muốn khuỵu xuống?



Bạn có thể cảm thấy hoặc tất cả hoặc một số trong các triệu chứng trên.



Chúng ta hãy xem thử những điều gì bạn không nên làm trong tình huống này:



CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Insert_1251242536














- Đừng bổ nhào khỏi ghế ngồi hay chạy biến khỏi phòng.

- Đừng cãi với người dẫn chương trình và bai bải từ chối bước ra sân khấu.

- Đừng đưa hai tay che mặt và rên rỉ.

- Đừng lê bước một cách miễn cưỡng ra sân khấu.

- Khi đã ra sân khấu, đừng nhìn chằm chằm vào người dẫn chương trình, đừng trề môi hay thè lưỡi với cử toạ, đừng nhìn lên trần nhà, và đừng cứ xoay xoay mãi cái dây micrô trong tay.

- Đừng xin lỗi khán giả vì mình bị bất ngờ, không chuẩn bị trước. Đó là điều ai cũng thừa biết rồi mà.

- Đừng bắt đầu với “À, à… / Ờ, ờ… / Hmm…



Vậy thì bạn nên làm gì?



Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, chóng mặt… - đừng quá lo. Đó là điều rất bình thường thôi. Hãy tự trấn tỉnh mình, cứ ngồi yên trong một chốc lát. Rồi một cách chậm rãi, và kín đáo, bạn kiểm soát hơi thở của mình. Hãy thở ra, nín hơi, rồi hít vào. Điều này sẽ giúp đưa ôxy vào, làm bạn tỉnh táo và có thể suy nghĩ nhanh nhạy. Vâng, bạn phải suy nghĩ thật nhanh, dù muốn hay không. Người ta gọi đây là “vừa đi vừa nghĩ” đấy!



Bạn mỉm cười thật tươi, bước ra khỏi ghế ngồi và khoan thai bước về phía sân khấu. Đây là những bước chân thuộc loại cam go nhất đời đấy. Không sao, bạn cứ bình tĩnh. Vừa bước đi bạn vừa tự hỏi những câu hỏi này: Mình đang ở đâu đây? Tại sao mình đang ở đây? Người ta đang chờ nghe mình nói gì? Mình sẽ nói thế nào đây?



Đừng quên rằng bạn không phải làm một bài nói chuyện ở đây. Người ta không đòi bạn điều đó đâu. Bạn bước lên đó chỉ để nói vài lời ứng khẩu thôi. Mọi người đều biết bạn được mời cách bất ngờ, nên họ thông cảm và sẵn sàng bỏ qua cho sự lúng túng của bạn. Hơn nữa, họ đang thấy nhẹ nhõm vì họ không bị lôi lên sân khấu như bạn. Nhưng người ta sẽ không tha thứ cho bạn nếu bạn làm một bài ‘diễn văn’ dài lê thê ở đây. Không ai thích nghe phát biểu dông dài, nhất là tại các bữa tiệc. Vì thế, qui tắc là: Bạn hãy nói trong khoảng 2 phút thôi nhé.



Việc đầu tiên bạn nên làm trên sân khấu là hướng về vị khách danh dự, mỉm cười và gật đầu chào. Bạn cũng mỉm cười nhìn về phía cử toạ. Bạn thấy gì vậy? Bạn thấy mọi người cũng đang mỉm cười nhìn bạn. Một vài người bạn của bạn có thể đang nhìn xuống đất, nhưng chắc chắn là họ đang mong điều tốt đẹp nhất cho bạn. Họ không muốn bạn bị ‘bể dĩa’ chút nào.



Bạn hãy bắt đầu cách chậm rãi, nhưng ngay lập tức, và không rào đón dông dài. Đừng bắt đầu bằng cách nói rằng bạn muốn cám ơn MC vì cơ hội này. Vì sự thật là bạn không muốn điều này cơ mà. Sự thật là bạn ước giá chi quỉ tha ma bắt cái anh chàng MC ấy đi vì anh ta ‘chơi ác’ mình cơ mà. Đừng bắt đầu bằng việc thưa chào các khách quí hay trịnh trọng chào cử toạ. Tất cả những điều đó đã được làm trong các bài phát biểu chính thức rồi. Vậy, bạn có thể nói, chẳng hạn:

------------------------------------------

“Thưa Tiến Sĩ Max, tôi có những cảm xúc lẫn lộn trước việc ông ra đi. Ông đã làm việc với chúng tôi 10 năm rồi. Đối với tôi, đó là những năm tuyệt vời. Nhưng tối nay, tôi không thấy vui lắm khi nghĩ sắp phải xa ông. Ông đi rồi thì ai sẽ thúc giục tôi hoàn thành kế hoạch bán hàng? Tôi tự hỏi không biết người sếp mới có luôn mở toang cửa để mình có thể vào uống cà phê và trò chuyện không. Ai sẽ tổ chức những chuyến đi chơi có leo núi đá? Rồi những buổi học bồi dưỡng ban tối nữa, và những giờ liên hoan hằng tuần?



Tôi biết ông sẽ nói “Đừng lo, một người tốt hơn sẽ đảm nhiệm.” Ông luôn luôn lạc quan như thế. Vâng, tối nay chắc hẳn cũng là một dịp vui. Tôi rất vui vì năng lực của ông cuối cùng đã được nhìn nhận. Ông chuyển đến Bộ Thương Mại để đảm nhận chức giám đốc điều hành, đó là một sự thăng tiến thực sự. Điều này có nghĩa là đất nước sẽ có được cái mà chúng tôi bị mất. Thưa Tiến Sĩ Max, xin cám ơn ông và chúc ông thành công trong vai trò mới.”

---------------------------------------



Bây giờ, bạn nhanh chóng rời sân khấu và trở về chỗ ngồi của bạn.



Như vậy, bạn đã trả lời cách tốt đẹp cho những câu hỏi: Ở đâu? Tại sao? Ai? Thế nào? Bạn đang ở tại một tiệc chia tay; bạn ở đây để nói lời chia tay; và lời chia tay ấy được nói với người trưởng phòng sắp thuyên chuyển; và bạn đã chọn cách nói lời chia tay một cách thân tình. Thế đó.



Khi bạn phải nói về ai đó một cách công khai, hãy luôn luôn nói nhân danh chính mình mà thôi (nghĩa là xưng “tôi”). Bạn đừng nói “Chúng tôi tiếc vì mất ông” – vì rất có thể có người trong cử toạ không thấy tiếc như vậy. Đừng nhân danh hết mọi người, trừ phi bạn hoàn toàn nắm chắc rằng một cảm nghĩ nào đó là phổ quát. Hãy luôn luôn nói nhân danh chính mình mà thôi.



Bài nói chuyện ứng khẩu không phải là điều duy nhất bạn có thể được yêu cầu làm cách đột xuất. Đôi khi bạn cũng được người ta mời bước lên hát một bài nữa đó. Vì thế, hãy luôn luôn ‘thủ sẵn’ một bài hát nào đó (ngay cả dù đó là bài hát duy nhất mà bạn biết.) Tại những bữa tiệc chia tay, việc hát một bài thích hợp có thể có ý nghĩa nhiều hơn là một bài nói chuyện đầy ắp những từ sáo rỗng tẻ nhạt.



Luôn luôn nhớ rằng khi phải nói ứng khẩu thì chúng ta phải luôn luôn nói ngắn gọn.



TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐỘT XUẤT

CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Insert_1251242588



Phỏng vấn đột xuất là cuộc phỏng vấn xảy ra khi bạn không hề chờ đợi nó. Một nơi nào đó, một lúc nào đó, bỗng bạn nghe tiếng gõ cửa – và khi mở cửa, bạn thấy một micrô hay một ống kính camera đang chĩa vào mình.



Trong thế giới truyền thông hôm nay, rất nhiều tay săn tin làm việc ngày đêm – và những vụ ‘phỏng vấn đột xuất’ đã trở thành ngày càng phổ biến. Bạn đừng nghĩ rằng sẽ không có ai đến gặp mình. Qui luật của Murphy phát biểu điều ngược lại đấy: Nếu bạn là người tạo ra cái gì đó, thì bạn sẽ là ứng viên để nhiều kẻ tìm gặp. Những người săn tin xuất hiện khi họ ‘đánh hơi’ thấy một câu chuyện. Và câu chuyện sẽ càng hấp dẫn nếu có dính líu tới một xì căng đan. Xì căng đan sex hay bạo lực thì những tay săn tin càng thích!



Khi bạn bị ‘phục kích’ bởi một phóng viên (báo chí, radio, truyền hình), thì có một số điều bạn nên làm và một số điều không nên làm.



- Luôn luôn lịch sự nhưng thẳng thắn với người phỏng vấn. Bạn có quyền yêu cầu người ấy xuất trình giấy tờ chứng thực rằng anh ta / cô ta thuộc cơ quan hay tổ chức nào đó. Nếu bạn nghi ngờ, hãy gọi cho cơ quan của người ấy. Ngày nay có quá nhiều phóng viên ‘ma’ trôi nổi lùng sục các tin sốt dẻo.

- Nếu đó là một phóng viên nhật báo, bạn có thể hẹn một lúc khác để trả lời phỏng vấn, nếu lúc này bạn không rảnh. Bạn cũng có quyền đặt một số câu hỏi trước. Đừng nhát sợ các phóng viên. Bạn cũng có thể yêu cầu người phóng viên đọc lại cho bạn nghe các câu trả lời của mình, để bảo đảm rằng chúng được ghi chính xác. Nên nhớ rằng việc ‘cắt ghép’ lời nói của người ta đang ngày càng thịnh hành trong thế giới truyền thông hôm nay đó.

- Hãy trả lời các câu hỏi cách chậm rãi và rõ ràng. Nếu cần, bạn yêu cầu lặp lại câu hỏi. Điều này cũng giúp bạn có thời giờ để suy nghĩ.

- Hãy nói sự thật. Nếu bạn không biết câu trả lời, cứ nói rằng mình không biết. Và hãy sẵn sàng chỉ cho phóng viên biết ai có thể trả lời cho những câu hỏi chuyên biệt nào đó của anh ta.

- Hãy giữ một phong thái thoải mái. Nếu người ta quay phim, bạn hãy mỉm cười và biểu lộ sự nồng nhiệt.

- Hãy luôn luôn cập nhật kiến thức chuyên môn của bạn. Người đọc, người nghe hay người xem phải cảm nhận được năng lực và sự tự tin của bạn.

- Nếu gặp một câu hỏi không sáng sủa, hãy yêu cầu phóng viên lặp lại.

- Đừng nói quá lớn tiếng trong một phỏng vấn radio hay truyền hình. Nếu cuộc phỏng vấn được quay phim, bạn hãy cất kính râm đi và tháo gỡ những đồ trang sức rườm rà.

- Câu trả lời của bạn phải ngắn gọn và hướng thẳng vào câu hỏi. Không nên có quá nhiều chỗ dừng. Hãy nhớ rằng thính giả sốt ruột nghe bạn nói, và nếu lời nói của bạn không rõ ràng và mạch lạc, họ sẽ chán bạn.

- Đừng cung cấp những thông tin mà bạn không được hỏi.

- Nếu bạn bị tấn công hay chỉ trích vì người ta cho là bạn đã xao lãng không làm những bổn phận nào đó, hãy nhìn nhận khuyết điểm của mình nhưng cũng hãy nêu rõ những việc tốt mà bạn đã làm bấy lâu nay. Luôn luôn kết thúc bằng việc chia sẻ thông tin về những dự tính của bạn trong tương lai hay những gì bạn sắp làm đối với vấn đề. Các câu trả lời của bạn phải rõ rệt. Đừng nói “Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề.” Nói như vậy rất lờ mờ. Bạn phải nêu rõ các thời điểm.

- Trong trường hợp phỏng vấn truyền hình, bạn đừng nhìn chòng chọc vào ống kính. Cũng đừng làm dáng. Bạn cứ tự nhiên. Hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện trực tiếp trước mặt một người bạn. Đừng bận tâm với micrô và camera. Hãy ý thức các cử điệu của thân thể bạn. Đừng lúc lắc người từ bên này qua bên kia hay tỏ ra những dấu hiệu bất an.

- Đừng nói quá gần micrô. Cũng đừng cầm micrô. Bạn cứ để cho phóng viên giữ micrô.

- Hãy nói từ suy nghĩ riêng của mình và hãy nói nhân danh chính mình (= xưng ‘tôi’).

- Nếu bạn có một nụ cười tươi tắn, hãy vận dụng nó. Nếu bạn muốn cười ồ, cứ việc. Không ai muốn nhìn bạn trên TV với khuôn mặt căng thẳng hay nhăn nhó từ đầu đến cuối. Nhớ rằng truyền hình ‘ác’ ở chỗ nó ghi hết mọi sắc thái biểu cảm của bạn ngay cả dù bạn không nhận ra điều đó.

- Đừng tranh cãi với một phóng viên hay đóng sầm cửa lại trước mặt anh / cô ta. Một vài phóng viên có thể không chuyên nghiệp và thậm chí ‘ba trợn’. Bạn phải giữ bình tĩnh. Hãy để cho khán giả phán xét – khán giả thường là những thẩm phán không sai lầm về tính cách con người.

- Hãy tránh những cụm từ như “miễn bình luận,” “không ý kiến,” “vân vân và vân vân”…

- Nếu ở cơ quan của bạn có được một chuyên viên PR (quan hệ công chúng) được huấn luyện kỹ thì rất tốt. Có một chuyên viên như thế thì giới truyền thông sẽ không thể phỏng vấn lung tung mọi người. Cần nhắc các nhân sự khác trong cơ quan mình không tự tiện trả lời các nhà báo, thay vào đó nên giới thiệu nhà báo đến gặp phát ngôn viên chính thức của cơ quan. Đây là biện pháp an toàn, chứ không phải là nhằm che giấu thông tin.

- Bạn hãy sẵn sàng để trả lời những câu hỏi nhạy cảm và thậm chí có tính riêng tư. Thật vậy, cần phải dự liệu điều này, vì những tay săn tin thường tập dượt kịch bản trước, và sẽ thường gài bạn nếu bạn mất cảnh giác. Bạn hãy đáp lại bằng cách nói sự thật đúng mức.
- Ghi nhớ rằng không gì có thể thay thế cho sự thật, dù sự thật đôi khi nhức nhói.
CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Insert_1251242641

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


CHƯƠNG 6 : CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất