Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Empty CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 7:51 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN


CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN





CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251226436Những người không nắm vững thường sử dụng từ ngữ đao to búa lớn, còn những người nắm vững thì dùng từ rất đơn giản.




CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN


Không vớ vẩn tí nào khi nói rằng một bài nói chuyện được dọn kỹ phải là một bài nói chuyện thực sự … được dọn kỹ!


Một trong những vấn đề thường thấy nơi những người đăng đàn, đó là họ bắt đầu nói rất hay, đến nửa đường thì đi lạc, và cuối cùng kết thúc một cách tệ hại. Lời khuyên đáng được lắng nghe ở đây là hãy bắt đầu chuẩn bị bài nói chuyện với thính giả ở trong tâm trí mình. Một bài nói chuyện hay cần ít nhất một tuần chuẩn bị. Và trong tiến trình chuẩn bị ấy có bao gồm cả việc tập dượt.


Mục đích của bài nói chuyện là gì nếu không phải là tác động đến thái độ sống của người ta bằng cách truyền thông những ý tưởng cho một cử toạ sẽ đón nhận cách suy nghĩ của diễn giả.


Tại nhiều buổi nói chuyện về nói trước công chúng, tôi thường yêu cầu các tham dự viên cho biết họ nghĩ đâu là yếu tố quan trọng nhất trong mẫu thức truyền thông SMCRE. Tôi gợi ý cho thính giả của mình rằng tất cả các yếu tố đều quan trọng, nhưng có một yếu tố đóng vai trò trọng yếu đối với hiệu quả của truyền thông.


Nói chung, các tham dự viên nêu những ý kiến khác nhau về yếu tố quan trọng nhất – có người cho đó là nguồn truyền thông (S), người khác thì nghĩ đó là thông điệp truyền thông (M), kênh truyền thông (C) hay những phản hồi truyền thông… Rất ít người nghĩ yếu tố quan trọng nhất là người nhận truyền thông, tức cử toạ. Chúng ta quá loay hoay nghĩ về chính mình trong tư cách là những người truyền đạt; chúng ta gán quá nhiều tầm quan trọng cho thông điệp. Trong môi trường ‘ai ti’ (IT: kỹ thuật điện toán) hôm nay, chúng ta nghĩ rằng công nghệ và kỹ thuật là những chìa khoá giúp chúng ta có được một bài nói chuyện tốt. Thính giả trở thành những đối tượng hoàn toàn thụ động nghe chúng ta. Thảo nào các bài nói chuyện của chúng ta chẳng có hiệu quả bao nhiêu. Chỉ có một qui luật thôi: Tất cả truyền thông đều phải lấy người nhận làm định hướng. Ý nghĩa nằm ở người ta, không phải ở trong các thông điệp.

* CỬ TOẠ LÝ TƯỞNG

Diễn giả cho biết tôi cần điều gì? Điều đó có thực tiễn không? Có ích lợi không? Tôi phải làm gì?



Trong tất cả các yếu tố của một cuộc nói chuyện trước công chúng, thính giả là yếu tố số một. Thính giả là tất cả. Truyền thông không thể đạt hiệu quả nếu không lấy thính giả làm định hướng. Bạn hiện hữu ở đó cho thính giả. Không có thính giả, không có cuộc nói chuyện. Bạn không quan trọng, thính giả mới quan trọng. Vì thế bạn cần phải biết thính giả của mình.



Mục đích của truyền thông là để đem lại sự thay đổi. Sự thay đổi ấy liên quan tới kiến thức, các kỹ năng, các giá trị, và các hành vi ứng xử. Bạn muốn tác động thính giả sao cho sau câu chuyện của mình thính giả sẽ có thêm kiến thức, thêm kỹ năng, thêm cảm hứng. Nói tắt, bạn muốn bài nói chuyện của bạn có sức thúc đẩy người ta. Vậy, chúng ta phải bắt đầu từ chỗ mà người ta đang ở.
CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251383346



Cử toạ lý tưởng là một cử toạ tương đối đồng nhất. Nghĩa là, đó là một cử toạ có nhiều điểm tương đồng với nhau – chẳng hạn, các nhóm phụ huynh, các thầy cô giáo, các sinh viên, các bà mẹ, nhóm nông dân, giới trẻ… Nói chuyện với một nhóm đồng nhất thì dễ hơn nhiều so với nói chuyện với một cử toạ đến từ những bối cảnh nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau, chủng tộc khác nhau… Nếu bạn sắp nói chuyện với một cử toạ đa loại, bạn càng phải chuẩn bị thật kỹ bài nói chuyện của mình. Chúng ta phải thông cảm những khó khăn của các vị giảng thuyết tôn giáo, vì các vị ấy phải nói chuyện với một cộng đoàn rất đa dạng. Điểm chung duy nhất đó là người ta cùng tin hay cùng muốn tin vào Thiên Chúa. Nhưng ngay cả cảm nhận về Thiên Chúa của họ cũng khác nhau.

* HỒ SƠ THÍNH GIẢ

Càng nắm rõ thính giả của mình, bạn càng dễ chuẩn bị tốt bài nói chuyện của bạn. Vì thế bạn cần nắm khái lược hồ sơ thính giả. Ở đây bao gồm những thông tin về tuổi tác, giới tính, học vấn, bối cảnh kinh tế, nghề nghiệp, chính kiến, tín ngưỡng, các nét văn hóa, các thói quen giải trí và các phương tiện truyền thông mà họ tiếp cận.

Không có thông tin nào về thính giả mà vô bổ cả. Những người làm việc trong công nghiệp quảng cáo hiểu rất rõ điều này. Họ bỏ ra đến 40 phần trăm lợi tức để nghiên cứu khách hàng của họ. Trước hết họ tìm hiểu khách hàng; rồi họ mới bán hàng.

Tôi nhớ một kinh nghiệm riêng. Một nhóm nghiên cứu sinh nông nghiệp đi đến một vùng trồng lúa để khích lệ các nông dân trồng hai vụ mỗi năm. Các nông dân muốn biết tại sao họ phải trồng vụ thứ hai khi mà với chỉ một vụ họ cũng đã có đủ lúa gạo để ăn và hơn nữa còn có phần dư ra để nấu rượu. Các nghiên cứu sinh đầy thiện chí này trả lời rằng nếu bà con nông dân sản xuất thêm lúa, họ sẽ có thêm tiền và với số tiền ấy họ sẽ sắm được áo quần tốt hơn, họ sẽ có nhà cửa đẹp hơn và nhiều thứ tốt khác nữa. Đây là một câu trả lời rất vụng về. Các nông dân thấy mình bị tổn thương. Họ muốn biết có gì không ổn với áo quần và nhà cửa hiện nay của họ; họ cũng muốn biết tại sao phải sắm thêm những thứ khác khi mà những gì họ đang có cũng đủ rồi. Họ cám ơn các nghiên cứu sinh và gửi trả lại trường.

Các nông dân nói trên không muốn trồng vụ lúa thứ hai vì một lý do rất cao quí. Họ thấy thương cho đàn trâu của mình và không muốn bắt chúng phải làm việc quá vất vả cho vụ lúa thứ hai. Đàn trâu cần được nghỉ ngơi đúng mức. Một nghiên cứu đơn giản cho thấy rằng có một mối tương quan đặc biệt giữa bà con nông dân với đàn trâu của họ. Nếu các nghiên cứu sinh chịu khó tìm hiểu trước, họ hẳn sẽ biết điều đó. Họ hẳn cũng sẽ biết rằng nói chung các nông dân không quá quan tâm đến quần áo hay nhà cửa kiểu tây – đấy chỉ là hiện tượng ở thành thị. Họ có những mối ưu tiên khác, chẳng hạn: dành dụm để lo việc học cho con cái. Còn về đời sống của mình, họ chủ trương “tri túc tiện túc.”

Cuộc gặp gỡ ấy có thể đã xảy ra xuôi xắn hơn nếu các nghiên cứu sinh ngỏ lời kêu gọi bà con nông dân vùng ấy giúp đỡ, vì đất nước đang bị khủng hoảng lương thực, nhất là ở các thành phố. Vì người ta không thể trồng lúa ở thành phố, nên mọi sự phải nhờ cậy bà con nông dân. Giải thích như vậy là nhìn nhận sự đóng góp của giới nông dân cho đất nước và qua đó làm cho họ cảm thấy mình có vai trò quan trọng, họ sẽ dễ sẵn lòng trồng thêm vụ lúa thứ hai hơn.

Câu chuyện nói trên, thật may, đã kết thúc có hậu. Cuối cùng bà con nông dân vùng ấy đã đồng ý trồng vụ lúa thứ hai sau khi được cung cấp thêm cho ‘quân số’ đàn trâu và được cho biết lý do thực, nghĩa là, đất nước đang cần thêm lúa gạo.

Sự nắm rõ trước về cử toạ sẽ giúp cho diễn giả quyết định không chỉ về chiều dài của bài nói chuyện, về ngôn ngữ thích hợp cần dùng và về phương thế truyền đạt, mà quan trọng hơn, sẽ giúp anh ta có sự nhạy cảm về văn hóa đối với những thính giả khác nhau.

THÔNG ĐIỆP

Thông điệp là nội dung bài nói chuyện của bạn – nó là cái xương sống. Thông điệp của bạn phải quan trọng đối với người nghe. Nếu không, cớ gì họ phải lắng nghe bạn?
Thông điệp phải phản ảnh các giá trị và các niềm tin tưởng của bạn. Đó phải là một thông điệp mà bạn tin. Nếu không, bài nói chuyện của bạn sẽ không thể đem lại ý nghĩa thực sự nào.


* TÍNH PHÙ HỢP CỦA THÔNG ĐIỆP

Mục tiêu của thông điệp là giúp thính giả hiểu và có phản ứng tích cực. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng đương nhiên người ta thích thú với bài nói chuyện của mình. Trong tâm trí của thính giả, luôn có sẵn những dấu hỏi như “Người nói chuyện là ai vậy nhỉ? / Ông ấy (bà ấy) có kinh nghiệm thế nào? / Tại sao mình phải lắng nghe ông (bà) ấy đây nhỉ? / Bài nói chuyện này sẽ dài bao nhiêu phút đây? / Liệu mình có phí thời giờ cách vô ích không?

Sự thích thú phải nằm ở thông điệp. Và bạn phải luôn tạo ra sự thích thú. Thính giả phải cảm thấy rằng bài nói chuyện của bạn phù hợp thiết thực với đời sống của họ. Vì thế, bạn hãy chọn chất liệu cho bài nói chuyện của mình trong liên hệ với những câu hỏi này: Cử toạ này có thể làm gì về vấn đề mà tôi trình bày? Làm sao để thông tin của tôi có thể soi sáng, gợi cảm hứng và tỏ ra hữu ích cho họ? Thông điệp này có đem lại cho họ niềm hy vọng nào không?

* NHỮNG THÔNG ĐIỆP ĐƠN GIẢN




CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251226957-Chất lượng của tình thương thì không khiên cưỡng…

-Uh?Uh?Uh? xin vui lòng nói thứ ngôn ngữ nôm na, thưa ngài!


Để truyền thông có hiệu quả, thông điệp của bạn phải đơn giản. Đừng dùng những thuật ngữ, những từ ‘đao to búa lớn.’ Đừng dùng những cụm từ như “tri thức luận của từ ngữ” hay “cánh chung học mạc khải rằng…” Đừng bắt người ta phải tra từ điển. Nếu cần phải dùng các từ ngữ kỹ thuật thì bạn phải giải thích rõ chúng.

Đơn giản không có nghĩa là quá sơ sài. Một bài nói chuyện đơn giản thì luôn luôn rõ ràng rành mạch. Nó mạch lạc và có chiều sâu. Các ngụ ngôn, chẳng hạn, vừa rất đơn giản vừa chuyên chở ý nghĩa tâm linh và xã hội sâu sắc. Các truyện ngụ ngôn của Aesop là một minh hoạ về điều này. Thông điệp của bạn phải làm cho người ta thốt lên: “Hay thật! Trước đây mình chưa nghe nói như thế về điều đó.” Phần lớn các chương trình truyền hình được làm sao cho một cậu bé hay cô bé 13 tuổi có thể hiểu dễ dàng.

* THÔNG ĐIỆP NGẮN GỌN

Trong các hình thức truyền thông thì hình thức bất lợi nhất là nói chuyện. Bộ não con người không thể tập trung lâu hơn vài phút mỗi lần. Trong thời đại kỹ thuật số hôm nay, lại càng khó khăn việc giữ cho được sự chú ý của những người trẻ. Truyền hình, internet, điện thoại cầm tay và trò chơi điện tử đã làm cho con người ngày càng xa lạ với hình thức truyền thông mặt đối mặt. Các bài nói chuyện là điều cuối cùng mà giới trẻ ngày nay tìm kiếm. Thầy cô giáo ở trường đang phải rất vất vả để giành và giữ sự chú ý của sinh viên học sinh.

Trong một môi trường phủ ngập truyền thông như vậy, bài nói chuyện trước công chúng không nên dài quá 10 phút. Nếu trong bài nói chuyện có một câu chuyện hay hay, hoặc có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thì chúng ta có thể giãn ra tối đa là 15 phút.

Số điểm chính trong bài nói chuyện không nên vượt quá bốn. Ba điểm thì tốt hơn. Người nghe khó mà tập trung và ghi nhớ hơn ba hoặc bốn điểm. Nếu bạn cần phải trình bày nhiều hơn thế, hãy chuẩn bị một tài liệu cầm tay và phát cho thính giả để họ sẽ đọc lại sau. Họ thích như vậy.

* KHÔNG ĐỒNG Ý Ư?

Một số người có thể không đồng ý với những gì nói trên. Họ bảo rằng trong quá khứ sự việc đâu có như vậy. Họ bảo rằng thiên hạ sẽ chịu khó nghe, miễn là bài nói chuyện hấp dẫn và thông điệp thực sự quan trọng. Tôi thấy cần phải phân biệt ở đây. Trong quá khứ, các bài nói chuyện dài hơn ngày nay, nhưng hồi ấy có rất ít nguồn thông tin: gia đình, trường học, tôn giáo, chính phủ. Đó là hệ thống truyền thông từ trên đi xuống – truyền thông từ người biết tới người không biết. Đó là thời của các nền văn hóa truyền đạt bằng miệng và bằng sách vở.

Ngày nay, nền văn hóa ‘ai ti’ (IT) đã xuất hiện và cái kiểu thức đã được chuyển đổi. Chúng ta cảm nhận mọi sự một cách khác hẳn. Chúng ta có vô số nguồn thông tin trên cấp độ toàn cầu. Ta có thể làm rất nhiều thứ cùng một lúc. Con gái tôi có thể vừa nói chuyện trên điện thoại hay ‘chat online’ vừa làm bài tập về nhà trên máy tính, và đồng thời nó còn nghe nhạc nữa. Cách cảm nhận của người trẻ ngày nay rất ngộ. Họ ‘nhìn mọi sự bằng tai và nghe mọi sự bằng mắt.’ Họ dồn mọi thứ lại với nhau như một trò chơi xếp hình và họ nhìn ngắm cái toàn thể. Họ chọn những gì có tốc độ và loại những gì rề rà chậm chạp. Các bài nói chuyện thuộc số những thứ họ cho là rề rà. Điều quan trọng, đối với họ, là đi thẳng vào… điều quan trọng!


CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251227061Bài nói chuyện tốt nhất là bài nói chuyện ngắn gọn. Người Nhật bảo: “Nói nhiều, phạm lỗi nhiều; nói ít, phạm lỗi ít; không nói, không phạm lỗi.” Thông điệp ở đây là: Hãy nói vắn gọn.


* CÁC THÔNG ĐIỆP HẤP DẪN


Bạn hãy kể chuyện. Hãy đưa vào trong thông điệp của bạn một câu chuyện. Chuyện kể sẽ chuyển từ ngữ thành hình ảnh. Đừng để người ta chỉ nghe bài nói chuyện của bạn – phải làm cho họ nhìn thấy nó nữa. “Thứ Sáu vừa rồi, lúc 5 giờ chiều, tôi đã gặp một chuyện thú vị…” - khi bạn bắt đầu một bài nói chuyện như thế, bạn đã ‘nắm’ được thính giả của bạn rồi đó.

Chúng ta sống trong một nền văn hóa hình ảnh. Có ai đó nói rằng: “Một hình ảnh tương đương với một ngàn từ ngữ, và một ngàn hình ảnh có thể kể một triệu câu chuyện.” Bạn có biết tại sao tivi, xinê, rađiô được nhiều người ưa chuộng đến thế không? Bởi vì chúng là những nhà kể chuyện tuyệt vời. Các chuyện kể là lịch sử của chúng ta. Chúng ta sẽ không biết gì về tổ tiên mình nếu không qua các câu chuyện của các vị ấy. Chuyện kể là một cửa sổ vén mở cuộc sống người ta. Khi bạn kể một câu chuyện trong bài nói chuyện của mình, bạn đang hé mở chính bạn. Thính giả sẽ thoáng nhận ra bạn là ai và bạn làm gì. Thật quan trọng việc ghi nhận rằng khi bạn vén mở chính mình và chia sẻ chính con người mình, kể cả những nghi nan của mình, thì thính giả cũng bắt đầu sẵn sàng cởi mở như vậy. Những ai không có câu chuyện nào để kể thì đấy rất có thể là họ đang che giấu con người thật của họ.

* TRÍCH DẪN TRONG THÔNG ĐIỆP

Một số diễn giả mải mê trích dẫn người này người khác nhưng lại không nói ra những suy nghĩ của chính mình. Một bài nói chuyện như vậy chỉ nhằm tạo ấn tượng cho người ta mà thôi. Bạn hãy trích dẫn từ các nguồn, nhưng không phải để tạo ấn tượng, mà để minh hoạ cho những tuyên bố và quan điểm của chính bạn. Khi bạn làm thế, bạn bày tỏ một lập trường. Đừng quên rằng bạn chỉ có thể chọn một trong hai: hoặc bạn là chính mình, hoặc bạn chỉ là cái loa phát lại quan điểm của người khác.

NGÔN NGỮ

Hãy sử dụng thứ ngôn ngữ thường ngày của người ta. Nó không quá trịnh trọng, cũng không rắc rối hay hoa hoè. Bạn hãy lắng nghe các kênh radio phổ thông – người ta nói chuyện chẳng cầu kỳ gì cả nhưng mà rất hiệu quả.

Ngôn ngữ tốt nhất nên dùng là tiếng mẹ đẻ của cử toạ – thứ ngôn ngữ mà qua đó họ đã đi vào nhận biết và hiểu thế giới. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn có thể trong một xã hội đa sắc tộc và đa ngôn ngữ. Trong những trường hợp đó, hãy dùng ngôn ngữ mà đa số thính giả có thể hiểu cách dễ dàng.

KÊNH TRUYỀN

* GIỌNG NÓI

Khi nói trước công chúng, giọng nói của bạn là yếu tố rất quan trọng. Một giọng nói được ‘chỉnh’ vừa phải thật vô cùng thiết yếu để bài nói chuyện đạt hiệu quả. Bạn phải tránh nói qua kẽ răng. Hãy phát âm từ cơ hoành chứ đừng phát âm từ cuống họng. Để tránh ‘mất giọng’, bạn hãy tập dượt bằng cách hát trong phòng tắm hoặc nói chuyện lớn tiếng trước một tấm gương. Hãy mở miệng ra khi bạn nói, điều này giúp cho việc điều chỉnh âm và giọng. Diễn viên Richard Burton đã cải thiện âm giọng của anh bằng cách vừa ngậm sỏi trong miệng vừa tập nói lớn tiếng hết mức có thể.

Bạn cũng có thể luyện giọng bằng cách gia nhập một câu lạc bộ sân khấu hay một nhóm ca nhạc. Ở đó bạn có thể vừa học các kỹ thuật phát âm vừa giải trí. Tôi đã làm thế và thấy có hiệu quả. Tôi chẳng bao giờ là ca sĩ, vì tôi chỉ đủ khả năng để vào “vòng gửi xe” thôi, nhưng tôi vẫn có thể tập luyện để làm chủ âm giọng của mình.

* MỘT SỐ ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM

Đừng bao giờ nói chỉ với một cung giọng đều đều. Hãy biến hoá âm giọng của bạn, lúc cao lúc trầm, lúc chầm chậm lúc dồn dập. Cũng cần biết có những lúc nín thinh, tạm dừng. Hãy tập nói với nhiều âm vực, nhiều cung giọng cao thấp khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn biến hoá giọng nói của mình cách tự nhiên khi đang nói chuyện. Hãy điều chỉnh giọng nói sao cho nó toả ra được sự chân thành của bạn.

Điều mà bạn đừng bao giờ làm, đó là cố bắt chước cách người khác nói. Làm vậy bạn sẽ khiến thính giả thất vọng đấy. Hãy là chính bạn. Bạn tập luyện để nói tốt hơn nhưng bao giờ bạn cũng phải là chính bạn.

Đừng nói quá lớn tiếng, điều đó chỉ gây khó chịu cho thính giả mà thôi. Giọng của tôi rất mạnh. Có lần tôi nói chuyện với một nhóm phụ huynh, và một trong số họ đứng lên phát biểu: “Này Augy, giọng của anh mạnh thật. Chúng tôi chẳng thể nghe được gì cả.” Tôi hiểu điều người ấy muốn nói. Đôi khi, nói rất nhỏ trong hơi thở lại có thể chuyển trao một thông điệp rất mạnh mẽ. Như có câu nói rằng “Chân lý chỉ cần được nói thì thầm.” Bạn hãy nói khoan thai và rõ ràng, dùng những khoảng lặng và những ngắt câu thích đáng. Hãy lưu ý cách phát âm của bạn, vì những từ phát âm không đúng sẽ ảnh hưởng đến cả bức thông điệp đấy.

Cũng hãy lưu ý đến những thói quen như việc thường xuyên lặp lại mấy tiếng “ờ,” “à,” “ùmm,” hay những tiếng đệm thừa thãi khác do mất kiểm soát. Tật xấu ấy sẽ làm cản trở dòng chảy của bài nói chuyện. Một đồng nghiệp của tôi có lần đã đếm số lần tôi nói “có nghĩa là…” và cho biết tôi đã nói thế đến 7 lần trong một phút. Bạn đừng xem thường những thói quen không tốt như thế.

Đừng để giọng nói của bạn bộc lộ ra rằng bạn đang thiếu nhiệt tình hay thiếu ‘lực’. Một diễn giả thành công hao tốn rất nhiều năng lực trong một bài nói chuyện. Một diễn giả uể oải thì chẳng thể đem lại gì ngoài sự buồn ngủ cho người nghe. Thính giả phải cảm nhận được nhiệt huyết của bạn. Nếu bạn nói với giọng ngái ngủ, thì người nghe phải buồn ngủ thôi.

Giọng nói và bài nói chuyện của bạn có thể được hỗ trợ bởi một số công cụ, chẳng hạn micrô, cử điệu của thân thể, và những phương tiện nghe nhìn phù hợp. Tuy nhiên, tất cả những sự hỗ trợ ấy không miễn cho bạn việc tập luyện, tập luyện và tập luyện không ngừng.

* MICRÔ

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251227639Micrô giúp khuyếch đại tiếng nói của bạn. Đồng thời, nó cũng làm biến đổi giọng nói. Biết cách sử dụng, micrô sẽ là trợ thủ đắc lực cho bài nói chuyện. Song nếu không biết cách dùng micrô, nhiều khi chẳng ai nghe được bạn nói gì. (Xem phần nói về cách dùng micrô!)

Ngày nay, loại micrô tốt nhất là loại không dây gắn ở ve áo. Nó cho phép bạn có hai tay và thân thể hoàn toàn tự do.


* DÙNG CỬ ĐIỆU THÂN THỂ

Vị trí khó khăn nhất cho một diễn giả là khi bị dính cứng vào một chiếc bục với cái chân micrô ở phía trước mình. Bạn không thể làm gì nhiều trong tình trạng đó, bởi vì bạn không thể di chuyển. Để làm cho bài nói chuyện có màu sắc phong phú thì điều duy nhất phải làm là kết hợp lời nói với điệu bộ của đôi tay, khuôn mặt và những cử động thân thể.

Nếu biết dùng động tác của đôi tay cách thích hợp để nhấn mạnh một điểm nào đó, bạn sẽ làm cho bài nói chuyện của mình phong phú hẳn lên. Ở Á Châu, bạn đừng đưa một ngón tay, nhất là ngón trỏ, mà chỉ vào thính giả đấy nhé. Vì người ta cho đó là cử chỉ vô lễ. Hãy dùng cả lòng bàn tay. Nhưng phải chú ý để đừng cử động quá nhiều, cũng không huơ tay lung tung và không ngớt, vì như vậy sẽ làm cho người nghe chia trí.



CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251227724Nếu biết dùng động tác của đôi tay cách thích hợp để nhấn mạnh một điểm nào đó, bạn sẽ làm cho bài nói chuyện của mình phong phú hẳn lên. Nhưng phải chú ý để đừng cử động quá nhiều, cũng không huơ tay lung tung và không ngớt, vì như vậy sẽ làm cho người nghe chia trí.


Quả là rất nên nhấn mạnh ý tưởng của bạn bằng những điệu bộ của thân thể, của nét mặt và của đôi tay. Tôi cho rằng trong ba thứ điệu bộ ấy thì sự diễn tả trên nét mặt là có tiềm năng nhất, mặc dù nhiều người ngại làm thế. Nhướn mày, nhíu trán, bặm môi, thậm chí một vài người còn có thể cử động cả vành tai… đều có thể là những cách ‘nói’ đầy hấp lực. Người ta nói với tôi rằng họ đọc được từ khuôn mặt tôi nhiều hơn là từ những lời tôi nói. Hãy nhớ rằng một khuôn mặt lạnh như tiền thì chỉ phù hợp cho một tay chơi xì phé. Còn bạn, khi nói chuyện, hãy bảo đảm rằng bạn nhìn vào mắt người ta. Việc nhìn vào mắt sẽ xây dựng mối tương quan giữa bạn với thính giả. Nhưng bạn đừng nhìn chỉ một hướng. Hãy nhìn khắp cử toạ. Mỗi người phải cảm thấy rằng bạn đang nói với chính họ. Tuy nhiên, đừng nhìn chằm chằm. Khuôn mặt và đôi mắt của bạn nên lướt từ từ như ống kính camera – mở tầm nhìn ra, thu tầm nhìn lại, lướt qua, lướt lại – và tất cả đều được làm một cách tự nhiên.


CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251227851Đừng ngoáy mũi hay gãi râu; đừng cứ mân mê đuôi cà vạt; đừng cứ cho tay vào túi áo hay túi quần; đừng nói với trần nhà, sàn nhà, hay với ô cửa sổ; đừng cứ loay hoay lấy kính ra rồi lại đeo kính vào.


* TRÁNH KIỂU CÁCH


Khi nói chuyện, bạn hãy ý thức cung cách nói chuyện của bạn. Đừng cắn móng tay, đừng kéo dái tai, đừng nhún nhảy, đừng lắc người qua bên này rồi qua bên kia, đừng bới tóc, vv. Mọi sự ta làm đều truyền thông. Sử dụng thân thể mình cách đúng đắn sẽ thêm chiều sâu cho những lời mình nói. Trái lại, sử dụng thân thể cách không đúng đắn (= lạm dụng) thì sẽ làm thiệt hại đến phẩm chất của bài nói chuyện. Hãy nhờ một người trong gia đình hay một người bạn nhận xét về những điệu bộ của bạn khi nói chuyện.

NGUỒN (TỨC LÀ BẠN, NGƯỜI NÓI)



CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251227942Nói cho cùng, trong tư cách là người nói chuyện, bạn không truyền thông cái gì khác ngoài chính bạn – suy nghĩ của bạn, ý tưởng và cảm xúc của bạn, lập trường và những niềm tin của bạn. Khi bạn nói chuyện trước công chúng, bạn đưa chính mình ra cho người ta phán đoán. Như vậy, thật quan trọng cần phải ghi nhớ một số điều cốt yếu.




* HÃY BIẾT NHÚN NHƯỜNG

Trong một thế giới mà tổng số kiến thức tăng gấp đôi chỉ trong chưa đầy hai năm, thật khó mà có thể gọi bất cứ ai là chuyên gia về bất cứ chuyện gì. Nên kiêng kỵ việc giới thiệu một diễn giả nào đó là chuyên gia theo nghĩa là người nắm biết hết. Thính giả ngày nay rất thận trọng với các chuyên gia. Nếu bạn được giới thiệu, bạn hãy thu xếp sao cho sự giới thiệu thật đơn sơ. Nên giới thiệu “đây là một người có kinh nghiệm về …” tốt hơn là nói “đây là một chuyên gia về…” Tốt nhất là bạn tự giới thiệu về mình, như thế bạn sẽ hoàn toàn làm chủ tình hình và giữ được sự nhún nhường cần thiết.

Bạn không nhún nhường khi bạn nhập đề như sau: “Hồi tôi đang học chương trình tiến sĩ ở …” hay “Khi tôi đang viết quyển sách thứ ba của mình…” hay “Vào thời gian tôi nghỉ hè ở Luân Đôn…” Những lối nói ấy dễ gây khó chịu cho thính giả. Người ta chỉ thích bạn vào thẳng vấn đề. Vì thế, tốt hơn bạn nên nói: “Tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình về…” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu…”

Dĩ nhiên, bạn có thể chia sẻ cho người nghe về kinh nghiệm nhiều năm của bạn trong lãnh vực đang đề cập – điều đó rất hữu ích. Thậm chí bạn có thể cho biết rằng bạn đã viết sách về chủ đề ấy. Cái đáng lưu ý không phải là điều bạn nói, nhưng vấn đề là nói cách nào và nói lúc nào.

* NẮM VỮNG ĐIỀU MÌNH NÓI

Một diễn giả tốt thì phải có một nền tảng hiểu biết thật tốt. Bạn không thể đòi người ta tin tưởng hay chấp nhận bạn duy chỉ bằng các bằng cấp hay các chức danh của bạn. Bạn phải tranh thủ sự tín nhiệm bằng cách cho thấy rằng bạn nắm vững những gì bạn đang nói.

Không có con đường tắt nào để đạt được kiến thức. Bạn phải không ngừng cập nhật chính mình với những thông tin mới nhất liên quan đến chủ đề. Bài nói chuyện của bạn phải cho thấy rằng bạn rất thoải mái với đề tài bạn đang nói, và người nghe phải cảm thấy rằng bạn biết điều bạn nói. Sự hiểu biết như vậy, cùng với kinh nghiệm thực tế của bạn trong lãnh vực cụ thể này, sẽ đem lại cho bạn sự kính trọng từ phía thính giả.

Đừng cố nói về những lãnh vực mà bạn chưa hề có kinh nghiệm. Chẳng hạn, thật không dễ trình bày vấn đề kế hoạch hoá gia đình nếu bạn là người độc thân. Đàng khác, tôi thấy khá thoải mái nói về truyền thông và về giới trẻ, vì bốn đứa con của tôi đều là những học sinh tuổi “teen” rất quan tâm tới các phương tiện truyền thông.

Đó là lý do tại sao tôi không luôn luôn nhận lời mời diễn thuyết. Tôi chỉ nhận lời nói chuyện về những chủ đề mà mình nắm khá thấu đáo. Và đó chỉ là chuyện công bằng với thính giả của mình thôi.

* HÃY LÀ CHÍNH BẠN

Người ta thường yêu cầu tôi chỉ cho họ những kỹ thuật để họ có thể nói chuyện trước công chúng cách hiệu quả. Tôi luôn cảm thấy lúng túng khi nghe yêu cầu như vậy, vì tôi tin rằng nói trước công chúng không duy chỉ là vấn đề kỹ thuật hay công nghệ.

Nói trước công chúng là chia sẻ các niềm tin và các ý tưởng của bạn về một chủ đề cụ thể một cách can đảm và cởi mở. Uy tín của bạn phụ thuộc vào các yếu tố ấy. Thật vậy, khi bạn ăn nói một cách ‘có thẩm quyền’ thực sự, người ta sẽ cảm nhận được ‘thẩm quyền’ đó ngay. Bạn không thể trở thành một ai khác ngoài chính con người thực của bạn, và bạn không thể trao cho ai cái gì bạn không có. Mọi cố gắng đóng kịch sẽ chỉ biến bạn thành một anh hề tội nghiệp trước mắt người ta mà thôi.

Hãy thành thật. Và hãy là chính bạn. Đừng cố ‘copy’ phong cách hay ngôn ngữ của ai khác. Hãy có lập trường của mình. Hãy khôn ngoan nhưng đừng ‘ba phải’.

Bạn cần biết nhạy cảm với thính giả của mình. Nếu họ trông có vẻ quá căng thẳng, bạn hãy pha một chút hài hước – hãy làm cho họ thoải mái. Cách vào chuyện của bạn sẽ dựa vào bầu khí của thính giả mà bạn cảm nhận được: Thính giả đang hoang mang? Họ đang sốt ruột? đang mệt mỏi? chán chường?

* MÔI TRƯỜNG

Ngày nay người ta đang ngập chìm trong các bài diễn thuyết chính trị của vô số chính khách. Người ta cần cảm thấy được thư giãn hơn. Bạn có thể nhận ra điều này ở bất cứ ngóc ngách nào của xã hội: trong chính quyền, trong công việc kinh doanh, trong các cơ chế tôn giáo… Xã hội có quyền được trao cho sự thật và được đối xử cách thành thật.

Và chỉ những nhà truyền thông đích thực mới có thể cung ứng sự thật và sự thành thật cho người ta. Người ta được thuyết phục bởi chiều sâu xác tín của bạn hơn là bởi tầm cao lý luận của bạn. Người ta phải cảm nhận được rằng bạn đang nói sự thật và rằng bạn đang cố gắng sống sự thật ấy. Ta hiểu tại sao những người như Nelson Mandela và Mẹ Têrêxa luôn được người ta kính trọng và lắng nghe.

Bạn có ngạc nhiên tại sao hàng triệu người trong những năm qua tại Ấn Độ, California, và Philippines đã bầu chọn các diễn viên điện ảnh vào các vị trí nắm giữ quyền lực chính trị quan trọng không? Lý do cũng bởi vì họ cảm nhận một điều gì đó. Họ đã ngao ngán với những chính khách truyền thống mà họ cho rằng quá lươn lẹo. Trái lại, họ nhìn thấy chất ‘anh hùng’ nơi các diễn viên trên phim ảnh, và họ cảm nhận rằng đây có thể là những con người tử tế.

Trong cái nhìn toàn diện, chính đời sống và lối sống của bạn sẽ có vai trò quan trọng. Một khi người ta nhận thấy bạn ăn nói thẳng thắn, người ta sẽ không còn bận tâm tới những khuyết điểm thể lý của bạn nữa. Bạn đẹp trai hay xấu trai, cao hay lùn, mập hay ốm đều không quan trọng. Nhân cách bên trong của bạn sẽ chiếu sáng và lấn át tất cả. Nhưng nói vậy không có nghĩa rằng bạn không nên để ý đến dáng vẻ bên ngoài của mình đâu nhé.

* MÁCH BẠN VỀ DÁNG VẺ BÊN NGOÀI

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251228000Truyền thông là hiện diện. Dáng vẻ bên ngoài của bạn có thể không phải là yếu tố quan trọng nhất của bài nói chuyện, nhưng nó cũng có vai trò đấy. Một số nhà tâm lý hiện đại nói rằng có đến 30 phần trăm sự truyền thông của chúng ta là xuyên qua những biểu tượng như y phục, kiểu tóc, đồ trang sức và cách trang sức. Trong một xã hội in đậm tính truyền thông, những yếu tố này có một ý nghĩa nào đó. Chúng ta cần có một số lưu ý như:


  • Ăn mặc tề chỉnh luôn luôn đem lại ưu thế. Bạn hãy trông có vẻ sạch sẽ. Tốt nhất là tắm gội trước đó. Đừng đến nói chuyện trong tình trạng thân thể bạn bốc mùi. Nhưng nhớ rằng nước hoa khử mùi cũng là một cái gì rất dễ gây dị ứng cho thính giả đấy.

  • Nếu bạn là nam, có thể dùng một chút dầu thơm sau khi cạo râu. Một chút nước hoa cologne cũng tốt. Nếu bạn là nữ, một chút trang điểm khéo léo cùng với một chút nước hoa nhè nhẹ có thể thực sự giúp bạn ‘hấp dẫn’ hơn.

  • Hãy ăn mặc đúng mực. Đừng quá cầu kỳ cũng đừng quá sơ sài. Y phục quá chật bó sát sẽ làm cho bạn ‘lòi thịt’ ra đấy. Hãy tránh những món trang sức rườm rà, đừng đeo khuyên to ở tai, ở mắt hay ở mũi. Hình xâm cũng không hay ho lắm đâu. Chúng chỉ gây chia trí và không cho phép người ta tập trung vào bài nói chuyện của bạn.

  • Bạn đừng đeo kính đen. Hãy cho phép người nghe nhìn thấy đôi mắt của bạn. Kính nâu nhạt thì có thể chấp nhận được.

  • Nhớ chải tóc ngay ngắn. Nếu bạn là nam thì râu ria cũng phải tỉa tót cho gọn gàng.

  • Bạn hãy đi giày sao cho thanh lịch. Người ta nhìn bạn từ đỉnh đầu tới bàn chân, và họ luôn luôn dừng lại ở đôi chân của bạn đấy.

  • Hãy tránh những gì hoàn toàn ‘nhân tạo’, chẳng hạn tóc giả (thà trình làng một cái đầu hói hơn là một đầu tóc giả trông không tự nhiên.) Cũng cần tránh lông mi giả, móng tay giả, và những thứ giả khác. Đi giày gót quá cao sẽ chỉ làm thính giả lo âu về sự an toàn của bạn.

  • Thể lực của bạn cũng quan trọng. Nói trước công chúng là công việc đòi phải có sức. Và người ta phải cảm thấy rằng bạn đang ở trong phong độ tốt. Điều tiết được sức của mình sẽ đem lại uy lực cho bài nói chuyện của bạn. Còn nếu bạn thiếu lực, người ta sẽ nhận ra bạn yếu ớt và điều này sẽ làm thiệt hại cho bài nói chuyện của bạn. Trong một thế giới mà người ta rất ý thức về ngoại hình, sẽ là bất lợi nếu bạn thuộc loại quá béo phì hay quá gầy gò.

  • Hãy mỉm cười. Đừng bắt chước những người lúc nào cũng trình làng một bộ mặt tối sầm và nhăn nhó. Nhăn nhó là dấu hiệu của lo lắng và bất an. Còn nụ cười là dấu hiệu rõ rệt của sự tự tin và thái độ nồng nhiệt. Bạn hãy biết mỉm cười để đem lại niềm vui cho người khác.



NHỮNG NHẬN XÉT PHẢN HỒI

Nhận xét phản hồi là nhận xét được đưa ra bởi thính giả sau một bài nói chuyện. Rất cần có những nhận xét phản hồi nghiêm túc để chúng ta dựa vào đó mà cải thiện chính mình. Tất cả chúng ta đều mong muốn có những nhận xét tích cực, nhưng cũng hãy nhớ rằng những nhận xét tiêu cực rất hữu ích để giúp ta làm tốt hơn.

Cử toạ đứng lên hoan hô, kể cả xuýt xoa, thì đó là dấu cho thấy rằng bạn đã có một bài nói chuyện tuyệt vời. Còn nếu khi bạn chấm dứt bài nói chuyện, cử toạ la ó và huýt gió, thì đó cũng là một nhận xét phản hồi rất rõ ràng – nó có thể mang một trong hai nghĩa: hoặc bài nói chuyện của bạn quá mơ hồ và người ta không hiểu gì, hoặc họ hoàn toàn không đồng ý với bạn.

Hầu như tất cả các diễn giả đều nhận được một tràng pháo tay ở cuối bài nói chuyện của mình. Vấn đề là: tràng pháo tay ấy có nghĩa gì vậy? Phải chăng nó có nghĩa rằng bài nói chuyện của bạn thực sự tốt?




Chúng tôi
không đồng ý,

nhưng dù sao
chúng tôi cũng vỗ tay…

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251228110


Lần nọ tôi có mặt tại một chiến dịch vận động bầu cử ở một nước Á Châu. Người bạn ngồi kế bên tôi đã nhiệt tình vỗ tay tán thưởng sau bài nói chuyện của ứng cử viên mà anh ủng hộ. Rồi sau đó anh ta cũng vỗ tay khi ứng cử viên phe đối thủ kết thúc bài nói chuyện. Tôi hỏi tại sao anh vỗ tay cả cho người mà anh không ủng hộ. Anh trả lời: “À, người ta đã mất công nói chuyện suốt nửa tiếng đồng hồ, ít ra mình cũng nên thưởng họ bằng vài tiếng vỗ tay vậy mà.” Rõ ràng là ở đây tiếng vỗ tay của anh ta không nói lên điều gì xác thực.

Dân chúng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (cả ở Phi Châu và Nam Mỹ nữa) có những cách phản hồi khác với người tây phương. Ở vùng chúng tôi, khi bạn hỏi ai đó rằng “Anh / chị nghĩ gì về bài nói chuyện của tôi?” thì câu trả lời sẽ luôn luôn tích cực. Đó là một nét văn hóa. Họ không muốn làm mích lòng bất cứ ai. Họ không muốn làm người khác mất mặt. Họ sẽ nói thực điều họ suy nghĩ sau lưng bạn chứ họ không muốn nói thẳng trước mặt bạn. Họ khen một bài nói chuyện là “tuyệt vời” khi họ nghĩ rằng nó “tốt.” Còn khi họ nói “tốt” thì ý của họ là “cũng tạm được,” khi họ nói “cũng được” thì đấy là họ muốn nói rằng bài nói chuyện không tốt lắm. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn đọc cho ra cái ý đằng sau điều họ nói.
Tốt nhất là bạn điều tra cách gián tiếp. Nếu bạn muốn ai đó nhận xét về phong cách nói chuyện của mình, bạn đừng hỏi trực tiếp. Hãy yêu cầu một người bạn mà bạn tín nhiệm nhận công việc thăm dò nhận xét của thính giả. Và mọi sự phải được làm cách kín đáo. Loại phản hồi gián tiếp này thường rất đáng tin cậy.
CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Insert_1251228169


Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ CỦA BÀI NÓI CHUYỆN  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất