Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

sinh lý chuyển dạ Empty sinh lý chuyển dạ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

sinh lý chuyển dạ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 12:03 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: sinh lý chuyển dạ


TÀI LIỆU HỌC TẬP
Môn học: Sản Phụ Khoa.
Tên bài: Sinh lý chuyển dạ
Bài giảng: Lý thuyết
Đối tượng: Y4
Thời gian: 2 tiết.
Địa điểm:
Mục tiêu học tập
Nêu được định nghĩa chuyển dạ, nguyên nhân gây chuyển dạ.
Trình bày được các giai đoạn chuyển dạ và động lực của chuyển dạ.
Mô tả được những thay đổi về phía mẹ, thai và phần phụ của thai trong chuyển dạ.
Ứng dụng trên lâm sàng để chẩn đoán chuyển dạ.
Nội dung.
Định nghĩa.
1.1. Chuyển dạ đẻ: là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung.
1.2. Đẻ non: là hiện tượng chuyển dạ đẻ khi tuổi thai từ 22 đến 37 tuần.
1.3. Đẻ già tháng: là hiện tượng chuyển dạ đẻ khi tuổi thai trên 42 tuần.
Các giai đoạn của chuyển dạ.
Người ta chia cuộc đẻ làm 3 giai đoạn.
1.4. Giai đoạn I: hay còn gọi là giai đoạn xóa mở cổ tử cung.
Giai đoạn này được tính từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa cho đến khi cổ tử cung mở 10cm.
Thời gian cho phép tối đa ở giai đoạn này là 16 giờ, đây là giai đoạn dài nhất của cuộc đẻ. Giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn nhỏ.
1.4.1. Giai đoạn Ia: Giai đoạn này được gọi là pha tiềm tàng.
Tính từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa cho đến khi cổ tử cung mở 3cm.
Thời gian cho phép tối đa ở giai đoạn này là 8 giờ, trong đó.
Tính từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa đến khi mở được 1cm thời gian là 3 giờ.
Cổ tử cung từ 1 2cm: thời gian cho phép là 3 giờ.
Cổ tử cung từ 2 3cm: thời gian cho phép là 2 giờ.
Ở giai đoạn này cơn co tử cung đạt tần số 3. Nếu quá 8 giờ cổ tử cung chưa mở được 3cm thì được gọi là giai đoạn Ia kéo dài hay cổ tử cung tiến triển chậm.
2.1.2. Giai đoạn Ib: Pha tích cực.
Giai đoạn này tính từ khi cổ tử cung mở 3cm đến khi mở hết.
Thời gian cho phép tối đa là 8 giờ.
Trung bình cứ 1 giờ cổ tử cung mở thêm 1cm.
Ở giai đoạn này cơn co tử cung tần số 3, tần số 4.

Sự xóa mở cổ tử cung.
1.5. Giai đoạn II: Giai đoạn sổ thai.
Tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi thai sổ ra ngoài.
Cơn co tử cung tần số 4-5.
Ngôi thai xuống thấp, vị trí +3, đầu có thể thập thò ở âm hộ.
Tầng sinh môn phồng căng.
Thời gian rặn:
Con so cho phép 50 phút.
Con rạ cho phép 20 phút.
Quá 1 giờ mà thai không sổ phải can thiệp thủ thuật vì rặn đẻ kéo dài thai sẽ suy.
1.6. Giai đoạn III: Giai đoạn sổ rau.
Tính từ sau khi sổ thai đến khi rau sổ ra ngoài.
Thời gian cả con so và con rạ đều không quá 30 phút.
Ở giai đoạn này sau khi sổ thai sản phụ đau bụng trở lại, có cảm giác mót rặn, dây rốn tụt thấp so với vị trí ban đầu, Nghiệm pháp bong rau dương tính.


Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ
Nguyên nhân gây chuyển dạ.
Cho đến nay người ta chưa biết rõ đầy đủ những nguyên nhân phát sinh chuyển dạ. Tuy nhiên có một số giả thiết được chấp nhận.
1.7. Nguyên nhân cơ học.
Trước kia người ta giải thích nguyên nhân gây chuyển dạ đẻ là do sự căng quá mức của cổ tử cung. Gần đây người ta gây chuyển dạ bằng cách luồn ống Sonde vào buồng tử cung hoặc đặt một quả bóng trong cổ tử cung. Các cơn co tử cung xuất hiện có thể do bong các màng rau hoặc giãn lỗ trong cổ tử cung là vùng đặc biệt nhạy cảm mà sự kích của các vùng này dường như là điểm khởi đầu gây ra phản xạ co bóp của cơ tử cung dẫn tới chuyển dạ đẻ.
Trên thực tế đa ối, song thai, đa thai, trong phá thai to theo phương pháp đặt túi nước là các ví dụ minh họa cho sự căng giãn cơ tử cung quá mức gây chuyển dạ đẻ.
1.8. Prostaglandin.
Prostaglandin đóng vai trò cơ bản trong quá trình chuyển dạ.
Prostaglandin được hình thành từ acide arachidonic. Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung. Sự sản xuất Prostaglandin F2 và PGE2 tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén và đạt tỷ lệ cao sau khi bắt đầu chuyển dạ.
Prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung ở thân tử cung, ở cổ tử cung thì nó có tác dụng làm mềm cổ tử cung.
Người ta có thể gây chuyển dạ đẻ bằng cách tiêm Prostaglandin ở bất kỳ tuổi thai nào, sử dụng các thuốc kháng Prostaglandin có thể làm ngừng cuộc chuyển dạ..
Các yếu tố: Phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có thể gây tăng tổng hợp đột ngột các Prostaglandin ở cuối thai kỳ.
1.9. Estrogen và Progesteron.
Trong quá trình thai nghén các chất Estrogen tăng lên nhiều làm tăng kích thích các sợi cơ trơn của tử cung và tốc độ lan truyền của hoạt động điện, cơ tử cung trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây cơn co tử cung đặc biệt là Oxytoxin.
Estrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung làm thuận lợi cho việc tổng hợp các chất Prostaglandin.
Progesteron có tác dụng ức chế với co bóp của cơ tử cung. Nồng độ Progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ Estrogen và Progesteron là tác nhân gây khởi phát chuyển dạ.
1.10. Vai trò của Oxytoxin.
Người ta xác định có sự tăng tiết Oxytoxin thùy sau tuyến yên của người mẹ trong chuyển dạ.
Các đỉnh liên tiếp nhau của Oxytoxin có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa trong khi rặn đẻ.
Tuy vậy Oxytoxin có lẽ không đóng vai trò quan trọng để gây chuyển dạ đẻ mà chủ yểu là làm tăng nhanh quá trình chuyển dạ đang diễn ra.
1.11. Nguyên nhân thần kinh.
Vỏ não: Cơ tử cung co bóp ngoài ý muốn của người phụ nữ, không chịu tác động của các trung tâm vỏ não.
Tuỷ sống: Tuỷ sống không có ảnh hưởng đến cơn co tử cung ở người phụ nữ bị liệt chân hoặc ở những người bị gây tê tuỷ sống cũng như trong thực nghiệm phá tuỷ sống thì cuộc chuyển dạ vẫn tiến triển bình thường.
Hệ thần kinh tự động của tử cung: Người ta cho rằng cơ tử cung giống như cơ tim, có thể điều khiển được cơn cơ tử cung của nó mặc dù các trung tâm điều khiển tự động còn chưa được biết đầy đủ.
1.12. Yếu tố thai nhi.
Thai vô sọ hoặc thiểu năng tuyến thượng thận thì thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu có cường tuyến thượng thận thì sẽ đẻ non. Thai bài tiết Oxytoxin mà vai trò của nó khó được xác định trong việc gây chuyển dạ. Bệnh học gợi ra vai trò của tuyến thượng thận trong việc khởi phát chuyển dạ do nó bị kích thích bởi ACTH của tuyến yên.
Động lực của chuyển dạ.
Động lực của chuyển dạ là cơn co tử cung. Nếu không có cơn tử cung thì cuộc đẻ không xẩy ra.
Rối loạn co bóp tử cung sẽ làm cho chuyển dạ kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ hoặc thai nhi.
4.1. Một số khái niệm cơ bản.
Trương lực cơ bản: Ngoài cơn co tử cung cơ tử cung vẫn ở trong tình trạng hơi co gọi là trương lực cơ bản, bình thường trương lực cơ bản từ 8 – 12mmHg, tuỳ theo giai đoạn của chuyển dạ trong khi có thai trương lực cơ bản 20mmHg.
Cường độ cơn co: là số đo ở thời điểm áp lực tử cung cao nhất.
Hiệu lực cơn co: là hiệu số cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản.
Tần số cơn co: là số đo cơn co trong 10 phút.
Hoạt độ cơn co tử cung được tính bằng đơn vị Montévideo(UM) = Tần số cơn co tử cung x cường độ cơn co. Lúc bắt đầu chuyển dạ hoạt độ cơn co tử cung là 120UM và tăng dần lên đến 250UM vào lúc sổ thai.
4.1. Một số phương pháp đo cơn co tử cung.
Đo bằng tay: Đặt lòng bàn tay lên bụng thai phụ vùng tử cung theo dõi độ dài của mỗi cơn co và khoảng cách giữa hai cơn co.
Đo bằng máy Monitoring sản khoa.



4.3. Hình thái cơn co tử cung:
Loại 1: Cơn co tử cung có hai hình dạng chuông, pha tăng áp lực tương xứng với pha giảm áp lực. Giữa các cơn co là thời gian nghỉ dài hay ngắn.
Loại 2: Pha tăng áp lực ngắn còn pha giảm áp lực kéo dài cho tới khi bắt đầu có cơn co mới.
Loại 3: Thường gặp ở giai đoạn đầu của chuyển dạ, pha tăng áp lực kéo dài, tăng lên từ từ, pha giảm áp lực ngắn và đột ngột.
Loại 4: Hiếm gặp, nó thể hiện sự thay đổi đều đặn của hai loại cơn co.
4.4. Đặc điểm cơn co tử cung.
Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của thai phụ, điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong hai sườn cổ tử cung. Thông thường chỉ có một điểm xuất phát hoạt động và khống chế điểm bên kia. Điểm xuất phát cơn co tử cung ở người thường ở sườn phải tử cung.
Cơn co tử cung có tính chất chu kỳ và đều đặn, sau một thời gian co bóp là khoảng thời gian nghỉ rồi lại tiếp tục với một chu kỳ khác.
Cơn co tử cung gây đau: Ngưỡng đau tuỳ thuộc từng thai phụ. Khi cơn co đạt tới áp lực 25-30mmHg thai phụ cảm thấy đau, cơn đau xuất hiện sau cơn co tử cung và mất đi trước cơn co tử cung, thời gian co bóp càng dài thì đau càng nhiều. khi có tình trạng lo lắng sợ sệt thì lại càng thêm đau.
Cơn co tử cung có tính chất 3 giảm.
Cơn co tử cung xuất phát ở sườn tử cung lan tỏa xuống đáy tử cung, thân tử cung rồi đi xuống đoạn dưới và cổ tử cung.
Thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới ở thân tử cung co bóp dài hơn ở đoạn dưới.
Áp lực cơn co cũng giảm dần từ trên xuống dưới, ở thân tử cung áp lực cao nhất rồi giảm dần và áp lực ở lỗ ngoài cổ tử cung bằng không.
4.5. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai.
Trong giai đoạn II của chuyển dạ cơn co tử cung phối hợp với cơn co thành bụng đẩy thai nhi ra ngoài. Cơ hoành được đẩy xuống thấp trong ổ bụng, các cơ thành bụng co lại làm giảm thể tích ở bụng. Khi thể tích ổ bụng giảm, áp lực ổ bụng tăng lên ép vào đáy tử cung góp phần đẩy thai xuống. Do vậy hướng dẫn sản phụ biết cách rặn đẻ rất có giá trị.
5. Thay đổi về phía mẹ, thai và phần phụ của thai dưới tác động cơn co tử cung.
5.1. Thay đổi về phía mẹ.
5.1.1. Thành lập đoạn dưới:
- Đoạn dưới thành lập do eo tử cung giãn rộng và kéo dài từ 0,5-10cm vào lúc chuyển dạ. Trong mỗi cơn co đoạn thân tử cung co bóp mạnh và rút lên trên trong khi các giây chằng tròn, dây chằng tử cung cùng giữ tử cung xuống phía dưới. Đoạn thân ngắn lại, đoạn dưới tử cung dài ra.
- Ở người con so đoạn dưới thành lập từ tháng thứ 9.
- Ở người con dạ đoạn dưới chỉ thành lập khi bắt đầu chuyển dạ.
5.1.2. Sự xóa mở cổ tử cung.
- Xóa là hiện tượng mở của lỗ trong cổ tử cung trong khi lỗ ngoài vẫn đóng kín, khi xóa hết cổ tử cung chỉ còn là một phên mỏng.
- Mở: là hiện tượng mở của lỗ ngoài cổ tử cung khi cổ tử cung xóa hết khi cổ tử cung mở hết thì tử cung thông thẳng với âm đạo và thành lập ống cổ tử cung – âm đạo.
- Sự xóa mở cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố.
Đầu ối đè vào cổ tử cung nhiều hay ít.
Tình trạng cổ tử cung dày cứng, sẹo cũ?
Cơn co tử cung có đồng bộ hay không.
5.1.3. Thay đổi ở phần mềm đáy chậu.
Do áp lực của cơn co tử cung ngôi thai xuống dần trong tiểu khung áp lực của ngôi đẩy dần mỏm xương cụt ra sau đường kính cụt hạ vị (9,5cm) bằng đường kính cùng hạ vị (11cm) sức cản của các cơ tầng sinh môn sau đẩy ngôi thia ra phía trước. Tầng sinh môn trước phồng to lên, vùng hậu môn âm hộ dài ra gấp đôi bình thường do tác động của cơn co tử cung và cơn co thành bụng tầng sinh môn sau bị ngôi thai đè vào giãn dài ra , lỗ hậu môn mở rộng xóa hết các nếp nhăn. Âm môn mở rộng thay đổi hướng nhìn lên trên.
5.2. Thay đổi về phía thai.
- Hiện tượng chồng khớp xương sọ: hộp sọ thai nhi thu nhỏ kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau.
- Thành lập bướu huyết thanh: Huyết thanh thấm dưới da dần xuống vị trí thấp nhất của ngôi.
5.3. Thay đổi về phía phần phụ thai.
5.3.1. Thành lập đầu ối.
- Dưới tác động của cơn co tử cung, màng rau bong ra, nước ối dần xuống tạo thành đầu ối. Có 3 loại đầu ối.
* Đầu ối dẹt nói lên ngôi bình chỉnh tốt.
* Đầu ối phồng: Ngôi bình chỉnh không tốt gặp trong ngôi ngược, ngôi ngang.
* Đầu ối hình quả lê: Đầu ối dài ra thõng xuống âm đạo, gặp trong thai chết lưu.

A. Chưa chuyển dạ, B. Thành lập đầu ối, C. Cổ tử cung xóa mỏng
5.3.2. Rau bong và sổ.
Sau khi sổ thai, cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau một thời gian nghỉ ngơi sinh lý làm cho màng rau bong ra và sổ ra ngoài, sau đó tử cung co chặt lại tạo thành khối cầu an toàn gây tắc mạch sinh lý để cầm máu sau khi sổ rau.
6. Các thay đổi khác.
- Hô hấp.
Trong cơn co tử cung nhịp thở mẹ chậm lại, hết cơn co lại trở lại bình thường.
Huyết động.
Khi thai phụ nằm ngửa tử cung thường lệch sang bên phải đè vào tĩnh mạch chủ bụng làm giãn tuần hoàn rau thai.
Cơn co tử cung mạnh hoặc rặn gắng sức sẽ chèn ép động mạch chủ bụng dẫn tới lưu lượng tuần hoàn rau thai giảm.
Chuyển hóa.
Cơ thể mẹ giảm trọng lượng từ 4 – 6 kg sau đẻ bao gồm trọng lượng thai, rau thai, nước ối, máu và các dịch tiết từ da, phổi, thận, bạch cầu tăng số lượng trong quá trình chuyển dạ, đường huyết giảm khi mới có thai, tăng dần trong các tháng cuối và thấp dần khi chuyển dạ.
Tinh thần.
Tình trạng đau do cơn co tử cung và lo lắng sẽ làm tăng bài tiết Cortisol và Cathecholamin gây co mạch làm trầm trọng thêm tình trạng toan do acide lactic.
Sự đáp ứng của thai:
Tim thai hơi nhanh khi tử cung bắt đầu co bóp chậm lại trong cơn co và hết cơn co tim thai trở lại bình thường.
7. Chẩn đoán chuyển dạ.
7.1. Chẩn đoán xác định.
- Cơ năng:
* Đau bụng từng cơn, tăng dần.
* Ra chất nhầy màu hồng đường âm đạo.
* Ra nước âm đạo.
- Thực thể:
* Có cơn co tử cung của chuyển dạ.
* CTC có dấu hiệu xóa mở.
* Đầu ối đã thành lập.
7.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tiền chuyển dạ: xuất hiện trước chuyển dạ chính thức một vài giờ, một vài ngày thậm chí hàng tuần lễ: Cơn co nhẹ, không gây xóa mở CTC.
- Chuyển dạ giả: Có cơn co tử cung, đau, song cơn co tử cung không đồng bộ, không có sự xóa mở CTC.
8. THEO DÕI CHUYỂN DẠ
Dùng biểu đồ chuyển dạ để theo dõi thai phụ trong quá trình chuyển dạ.
8.1. Theo dõi toàn thân
- Mạch: theo dõi trong chuyển dạ 1 giờ một lần, sau đẻ 15 phút một lần trong giờ đầu sau sinh, 30 phút một lần trong giờ tiếp theo, 1 giờ một lần trong 4 giờ tiếp theo.
Huyết áp: đo mỗi giờ một lần.
Đo thân nhiệt: 4 giờ một lần.
8.2. Theo dõi cơn co tử cung
- Theo dõi tần số và cường độ của cơn go tử cung
- Trong pha tiềm tàng 1giờ một lần, pha tích cực 30 phút một lần. Xác định cơn go thưa yếu, quá mạnh hoặc rối loạn.
8.3. Theo dõi tim thai
- Nghe nhịp tim thai trong 1 phút
- Pha tiềm tàng: 30 phút nghe một lần.
- Pha tích cực: 15 phút nghe một lần.
- Nghe trước và ngay sau khi bấm ối hay vỡ ối.
- Giai đoạn rặn đẻ thì nghe tim thai ngay sau mỗi khi rặn đẻ
- Tim thai bình thường ở khoảng giữa 110 và 160 lần/phút.
- Nếu nghe thấy nhịp tim thai tăng trên 160 lần/ phút hoặc giảm dưới 110 lần/phút trong một khoảng thời gian liên tục (trên 10 phút), thai nhi có nguy cơ nhiễm toan, cần có sự can thiệp kịp thời.
8.4. Theo dõi tình trạng ối
Ghi nhận thời điểm vỡ ối (tự nhiên hoặc nhân tạo)
Quan sát màu sắc và lượng nước ối.
Nếu nước ối có màu xanh, màu đỏ hoặc nâu đen, có mùi hôi thối, đa hoặc thiểu ối đều là những dấu hiệu nguy cơ tiềm tàng cho thai.
Nếu ối vỡ trên 6 giờ mà chưa sinh thì phải cho kháng sinh.
8.5. Theo dõi độ xoá mở cổ tử cung
Khám âm đạo:
+ Pha Ia: 3 - 4 giờ một lần
+ Pha Ib: 1 - 2 giờ một lần
8.6. Theo dõi độ tiến triển của ngôi thai.
Đánh giá độ lọt đầu thai nhi bằng nắn ngoài hoặc khám âm đạo. Nếu chuyển dạ tiến triển thuận lợi thì ngôi thai lọt và xuống tốt. Đặc điểm này có thể xác định qua việc ước lượng vị trí của phần ngôi thai thấp nhất so với gai tọa ở người mẹ.
Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ để phát hiện sớm chuyển dạ đình trệ.
8.7. Theo dõi sổ thai
Đối với con so: thời gian sổ thai không được vượt quá một giờ kể từ khi cổ tử cung mở hết.
Đối với con rạ: không được vượt quá 30 phút.
Nghe tim thai sau mỗi lần rặn.
8.8. Theo dõi sổ rau
- Thời gian không vượt quá 30 phút kể từ khi sổ ra.
- Theo dõi lượng máu sau sổ rau
- Kiểm tra bánh rau
9. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ CHĂM SÓC TRONG KHI CHUYỂN DẠ
Bà mẹ phải được theo dõi tại cơ sở y tế. Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống. Kịp thời phát hiện các bất thường trong quá trình chuyển dạ và chuyển đi bệnh viện để bảo đảm an toàn cho mẹ và con.
Đảm bảo cho mẹ có đủ nước và dinh dưỡng trong quá trình chuyển dạ.
Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế, nữ hộ sinh cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và phải bảo đảm vô khuẩn để đỡ đẻ. Phải thực hiện đúng qui trình khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, khi làm rốn, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn.
Tận tình, kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Hỗ trợ tinh thần để giúp sản phụ bớt lo âu.

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


sinh lý chuyển dạ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất