Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ Empty HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon Oct 25, 2010 11:14 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ


HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ Smiley17 “Thiếu ngủ có thể gây ra sự đóng vôi vào lòng động mạch, một trong nhiều rủi ro đưa tới bệnh tim mạch”.

Đólà kết quả nghiên cứu do Tiến sĩ Diane S. Lauderdale và các cộng sựviên tại Đại học Chicago thực hiện và được Tập San của American MedicalAsssociation phổ biến vào ngày 24 tháng 12, 2008 vừa qua. Các tác giảcho hay, họ chưa đọc được kết quả nghiên cứu nào về sự liên quan giữathiếu ngủ với sự vôi hóa động mạch. Rằng với nghiên cứu vừa thực hiện,họ đã có một khám phá vững chắc và mới lạ về sự liên hệ giữa thời gianngủ và sự vôi hóa động mạch vành. Rằng cứ một giờ ngủ thêm giảm đượckhoảng 33% rủi ro hóa vôi và huyết áp tâm thu cũng giảm từ 136 xuốngmức bình thường 120.

Nghiêncứu được thực hiện trong 5 năm trên 495 tình nguyện nam nữ khỏe mạnhtuổi từ 35-45. Họ được yêu cầu ghi lại lịch trình ngủ, mang một thiếtbị để theo dõi thời gian ngủ, thức. Máy CT scan được xử dụng để ướclượng mức độ vôi hóa động mạch vào hai thời điểm cách nhau 5 năm. Lầnthứ nhất, không ai bị vôi hóa. Năm năm sau, 61 ngưởi có dấu hiệu hóavôi.

Trướcđây, đã có nhiều nghiên cứu cho hay sự đóng vôi vào lòng động mạch vành(coronary artery) là dấu hiệu báo trước của bệnh tim trong tương lai.Những rủi ro đưa tới đóng vôi đã được chứng minh gồm có nam giới, tuổicao, bất dung gluocose, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, cao huyết áp,mập phì, bất dung với đường glucose (glucose intolerance), viêm lòngđộng mạch và trình độ học vấn thấp. Phẩm chất và số lượng thời gian ngủcũng đã được chứng minh là có liên quan tới các rủi ro này.

Vớisự dè dặt thường lệ, các tác giả giải thích là có một yếu tố nào đó đãvừa giảm thời gian ngủ và gây ra sự hóa vôi. Hoặc huyết áp cao cũng làrủi ro của vôi hóa, mà khi ngủ thì huyết áp xuống thấp. Hoặc hormoncortisol lên cao khi thiếu ngủ và gây ra sự hóa vôi.

Họhy vọng là sẽ có nghiên cứu khác được thực hiện để xác định điều mà họtìm ra, nhưng cũng đưa ra đề nghị là mọi người nên ngủ ít nhất 6 giờmỗi đêm để tránh hậu quả hóa vôi này.

Khiđược tin này, nhiều nhà truyền thông cũng như giới chức y khoa đềukhích lệ dân chúng là nên thêm vào danh sách các điều cần làm trong nămmới 2009, để duy trì sức khỏe tốt. Đó là ngủ đầy đủ 8 giờ mỗi đêm. Đểtránh bệnh tim mạch cũng như nhiều bệnh tình khác.

Nóivề hậu quả của thiếu ngủ với sức khỏe thì đã có nhiều kinh nghiệm cánhân cũng như nghiên cứu khoa học nêu ra. Các cụ ta vẫn thường nói :“Ăn được ngủ được là tiên”.Với các cụ, đời sống của các vị Tiên trên Trời đều thoải mái, khỏemạnh, nhờ ăn ngủ bình thường. Dân gian nhiều nơi cũng vẫn nói, giấc ngủngon là liều thuốc bổ tốt, ngủ được giúp xương cốt mạnh mẽ, trí óc minhmẫn, da dẻ mịn màng…

Vìngủ là thời gian tạm ngưng tự nhiên, theo định kỳ của con người trongđó ý thức ngoại cảnh giảm thiểu và sức mạnh được phục hồi. Trong khoảnhkhắc này, có biết bao những diễn tiến sinh hóa âm thẩm xảy ra trong cơthể để tồn trữ nhiên liệu, bảo trì tế bào hư hao, thay thế mô bào giànua.

Nhu cầu ngủ nhiều hay ít thay đổi tùy theo với tuổi tác.
Trẻsơ sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hơn. Tới6 tháng tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ. Kể từ khi bước chân vàođại học tới tuổi trưởng thành thì cần từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Như vậythì nếu thọ tới tuổi 75, con người đã dành cho sự ngủ một khoảng thờigian khá dài: một phần tư thế kỷ, vị chi là 25 năm. Cho nên thiếu ngủ,rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nhiều lần thức giấc nửa đêm,ngủ với ác mộng, trằn trọc, suy tư…đều có tác dụng không tốt cho sứckhỏe.

Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu về sự việc này.1-Với trẻ em.


Thiếungủ k.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. cho nhiều em có những rối loạn về hành vi, khả năng nhậnthức, học hỏi, tập trung trong lớp học. Đó là kết quả nghiên cứu củabác sĩ Jacques Montplaisir, Trung Tâm Rối Loạn Giấc Ngủ, bệnh việnSacre-Coeur, Montreal- Canada. Theo vị bác sĩ này, một sự thiếu ngủ dùchỉ một giờ mỗi đêm nhưng liên tục đều ảnh hưởng lên sự học hỏi của cácem. Ông cũng cho biết không có sự bù trừ qua lại, bổ sung cho thiếu ngủtrong tuần với ngủ thêm vào cuối tuần, như nhiều người tin tưởng. Kếtquả nghiên cứu này được phổ biến trong tạp san SLEEP, ngày 1-9-2007.Một nghiên cứu khác phổ biến trên Archives of Pediatric and Adolescent Medicinevào tháng 4 năm 2008 cho hay, trẻ em dễ dàng bị chứng quá năng động,kém tập trung (Attention Deficit Hyperactive Disorder) nếu bị mất ngủ,ngủ ít giờ hoặc gặp khó khăn hô hấp trong khi ngủ, như là quá mập phì.
2-Với sự mập phì


Theomột báo cáo của Institute of Medicine vào năm 2006, những người ngủdưới 7 giờ mỗi đêm đều có rủi ro trở nên mập phì. Lý do được nêu ra là,thiếu ngủ kích thích một số hormon liên quan tới sự ăn ngon miệng:hormon giảm khẩu vị leptin bớt đi trong khi đó hormon kích thích khẩu vị ghrelin lại tăng lên. Hậu quả là con người ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và đưa tới quá nhiều dự trữ năng lượng, phì mập.
3-Với huyết áp


Báocáo năm 2006 của Office of Internal Medicine gợi ý rằng, thiếu ngủ vìchứng ngưng-thở-tạm-thời khi- ngủ (sleep apnea) có thể đưa tới tìnhtrạng cao huyết áp mãn tính vào ban ngày cũng như bệnh cao huyết áp.Bác sĩ Alexandros Vgontzas và các đồng nghiệp tại Đại học Y khoa Penn State, Hershey- Pennsylvania cũngcó nhận xét là sự kết hợp giữa mất ngủ, ngủ thiếu giờ đều có liện hệchặt chẽ với bệnh cao huyết áp. Theo họ, những người chỉ ngủ dưới 5 giờmỗi đêm đều tăng rủi ro bị cao huyết áp tới 5 lần, trong khi người ngủđầy đủ, không bị bệnh này. Kết quả nghiên cứu được phổ biến trên tạpsan SLEEP ngày 21 tháng 6 năm 2008.
4-Với bệnh tim


Chuyêngia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay,người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heartattack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Theo ông, có hai lý do để giảithích: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm (sympathetic nervoussystem) hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lựcthêm cho trái tim. Ngoài ra khi thiếu ngủ, cơ thể cần nhiều insulin hơnđể duy trì mức độ đường huyết bình thường do đó có tác động xấu tớimạch máu và tim. Saunhiều nghiên cứu, bác sĩ Kazuo Eguchi và đồng nghiệp tại Đại học Jichi,Nhật Bản, kết luận là ngủ ít thời gian có liên hệ mật thiết với rủi robệnh tim mạch (Arch Intern Med. 2008;168(20):2225-2231). Bácsĩ S. Schwatz và đồng nghiệp tại Đại học Y tế Công Cộng Nam Floridacũng nêu ra giả thuyết là thiếu ngủ đưa tới rủi ro bệnh tật cho tráitim. Một nghiên cứu riêng của Schwartz cho hay thiếu ngủ cũng có thểgây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi (Annals of Epidemiology, Volume 8 , Issue 6 , trang 384 - 392 S).
5-Với bệnh trầm cảm


Mấtngủ thường là một dấu hiệu của trầm cảm, nhưng trong nhiều trường hợpmất ngủ cũng có thể đưa tới bệnh trầm buồn này. Đó là kết luận của cácnhà chuyên môn về giấc ngủ tại NationalSleep Foundation (NSF). Mất ngủ ảnh hưởng tới đời sống, tới sự sảnxuất, sự an toàn của con người. Người mất ngủ sẽ vắng mặt nhiều lầntại sở, ít được thăng thưởng, cảm thấy vô dụng rồi trở nên .:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:.,buông suôi, buồn chán. Theo tiến sĩ Joyce Walsleben, giáo sư tại Đạihọc Y khoa New York, giấc ngủ và tâm trạng được hóa chất serotonintrong não bộ điều khiển. Khi hóa chất này mất thăng bằng, trầm cảm vàmất ngủ xuất hiện. Serotonin giúp giấc ngủ bình yên. Nếu serotoninthấp, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Vì trầm cảm và mất ngủ thường đi đôi,một cơn mất ngủ có thể là chỉ dấu của trầm cảm sẽ xảy ra.
6-Với bệnh tiểu đường


Nghiên cứu công bố trong Archives of Internal Medicine năm 2005 cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm tăng rủi ro tiểu đường tới 2,5 lần, so với người ngủ 6 giờ, với rủi ro 1.7 lần. Kếtquả nghiên cứu do Tiến sĩ James Gangwisch, đại học Columbia, Nữu Ướcvào năm 2007 có cùng kết luận. Cũng năm 2007, bác sĩ Esra Tasali, Đạihọc Chicago, và đồng nghiệp đã thực hiện một thử nghiệm “lạ đời”. Trong3 đêm liên tiếp, họ không cho 9 thanh niên rơi vào giấc ngủ sâu đậmnhất bằng cách gõ mạnh vào cánh cửa hoặc lay mình các thanh niên. Kếtquả là những thanh niên này giảm 25% khả năng đáp ứng với insulin, mộtdấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Có giải thích cho là, mất ngủ kinhniên dễ dàng đưa tới viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gâystress và tăng glucose huyết. Theo bác sĩ Ronald Kramer, Giám đốc Trungtâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Rối Loạn Ngủ, thành phố Englewood,tiểu bang Colorado, mất ngủ cũng gây ra cao huyết áp và mập phì, hairủi ro đưa tới bệnh tiểu đường.
7-Với sự mất thăng bằng cơ thể


Quývị cao niên thiếu ngủ, thức dậy giữa khuya hoặc cảm thấy ngất ngây vàoban ngày, có thể tăng rủi ro té ngã từ 2 tới 4,5 lần. Đó là kết quảnghiên cứu do tạp san Gerontology công bố năm 2007.
8-Với tai nạn xe cộ


Hàngnăm, tại Hoa kỳ có tới 200,000 tai nạn xe cộ trong đó có 1500 tử vonggây ra do sự ngái ngủ. Quan sát cho thấy, sự ngây ngất trong khi lái xecũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu. Nghiên cứu công bố trong New England Journal of Medicine năm 2007 cho hay, 20% các tai nạn xe cộ trầm trọng đều do người lái xe buồn ngủ gây ra.
9-Với nữ giới


Bácsĩ Thần Kinh Tâm Trí Edward Suarez, đại học Duke, North Carolina đãsay mê với các nghiên cứu về hậu quả của thiếu ngủ từ nhiều thập niên.Theo ông, kém ngủ có nhiều hình thức. Có người than phiền khó đi vàogiấc ngủ, ngủ không đẫy giấc, thức giấc vào giữa đêm, không ngủ trởlại được hoặc ngây ngất buồn ngủ ban ngày. Kết quả nghiên cứu của ôngcho hay người thiếu ngủ thường có nhiều vấn đề khó khăn về sức khỏe,đặc biệt là ở nữ giới, nhất là khi quý bà quý cô than phiền “ nằm mãimới ngủ được”. Ở các vị này, đường huyết lên cao, chất đạm nhiều, chấtfibrinogen gây đóng cục máu liên hệ tới đột quỵ stroke cũng cao. Họcũng hay rơi vào tình trạng trầm cảm, dễ giận hờn, khó tính. Bác sĩSuarez nói là các hiện tượng này chỉ thấy ở nữ giới mà thôi. Ông giảithích sự khác biệt giới tính là do một số hóa chất hiện diện tự nhiêntrong cơ thể, như là aminoacid tryptophan, chất dẫn truyền thần kinh serotonin and và hormonmelatonin. Bản thân ông ta cũng cảm thấy ngạc nhiên với kết quả nghiêncứu này. Kết quả được công bố trong tạp san Brain, Behavior and Immunity.

Làm sao biết mình thiếu ngủ


Theo các nhà chuyên môn, sau đây là một số dấu hiệu thường thấy khi thiếu ngủ:
- Cảm thấy ngây ngất, buồn ngủ vào ban ngày;
- Mới ngả lưng dăm ba phút mà đã ngáy như sấm;
- Ngủ gà ngủ vịt ban ngày.

Để ngủ ngon, tự nhiên


Ngàyxưa, còn bé, học lớp tư, lớp năm, có môn học Vệ Sinh Thường Thức. Taphải học thuộc lòng những bài học như đừng để móng tay dài, tắm rửasạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Đây là môn học mà tự điển giải nghiã lànhững nguyên tắc phải giữ để có sức khoẻ.

Cáccụ ta xưa chắc áp dụng điều mình học tới nơi tới chốn lắm, nên bệnh tậtcũng ít, ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax. Đèn điện chưa có, mà TV,phim bộ cũng không, cho nên tối đến, khi gà lên chuồng là các cụ cũngrủ nhau lên giường. Sáng mới hửng đông, gà gáy giấc đầu, là các cụ đãthức dậy, pha trà uống, làm bát cơm nguội hay củ khoai luộc, rồi rađồng làm việc, rất đều đặn mỗi ngày.

Naybài học Vệ Sinh không có, nhưng có những tài liệu về y tế công cộng, ykhoa phòng ngừa, ta cũng lấy được những lời chỉ dẫn về giữ gìn sức khoẻtự nhiên, không thuốc men.

Sau đây, xin cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ Sinh về giấc ngủ.
1-Đi ngủ có giờ giấc.
Ngủcùng giờ và thức dậy cũng cùng giờ, tạo thành một thói quen để cái đồnghồ sinh học và nhịp sinh học trong người không bị rối loạn. Nếu cần dudi thì thay đổi giờ đi ngủ, nhưng đừng lên giường trễ quá nửa đêm. Ngủnướng cuối tuần coi bộ hấp dẫn và nghe được đó, nhưng không lành mạnhvì nhịp sinh học lại phải điều chỉnh lại giờ giấc mỗi tuần.
2-Tập luyện cơ thể quá sức trước khi đi ngủ làm tâm thần bị kích thích vàta khó đi vào giấc ngủ. Có người khuyên nên tập nhẹ 3 giờ trước khi đingủ.
3- Tránh ăn quá no trước giờ ngủ.
Ănno, nặng bụng rồi vào giường ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trongbao tử hàng giờ, đòi được tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho được.Nhất là lại ăn nhiều gia vị chua, cay. Một chút trái cây, một ly sữa ấmthì tốt hơn cho giấc ngủ ngon. Sữa có chất giúp ngủ tryptophan.
4- Tránh những chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, rượu mạnh.
Càphê có tính cách gây phấn khởi k.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. khó ngủ. Rượu uống trước khi đingủ có thể làm ta ngủ đấy, nhưng kinh nghiệm cho hay, rượu làm ta hayđái đêm, khó thở lại tạo ra những cơn ác mộng.
5- Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá hoặc mềm quá.
Mộtđiểm quan trọng là: chỉ dùng phòng ngủ để Ngủ và Ngủ với nhau. Khôngcoi TV nhất là những phim về tội ác, hoặc quá mủi lòng, gây vấn vươngtâm trí; không ăn vặt trong phòng ngủ; không thảo luận chuyện làm ăn,chuyện khó khăn trong ngày, để tránh sáo trộn giấc ngủ.
6- Đừng mang suy tư, buồn bực vào giường.
Nếucó những việc phải làm cho ngày hôm sau hoặc có những ưu tư, thì ra bànlàm việc, ngồi viết hết những điều đó ra, đặt ưu tiên giải quyết chongày hôm sau rồi đi ngủ .
7- Thức giấc nửa đêm, không ngủ lại được rồi nằm trằn trọc:
Hãydậy, đi làm bất cứ một việc nhỏ nào đó, tới khi thấy mệt và buồn ngủthì đi ngủ. Đừng nằm trên giường, ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian điqua.
8-Kết quả cuả nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lúc ái ân, cơ thểtiết ra một vài kích thích tố k.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. nhiều người ngủ ngon hơn.
Cho nên đã có lời khuyên: nếu không ngủ được thì thử kiếm một bạn đồng sàng.
Kết luận


Nói về giấc ngủ, khoa học gia kiêm nhà ngoại giao Hoa Kỳ Benjamin Franklin, (1706-1790), có nhận xét: “Ngủ sớm, dạy sớm làm con người khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan”. Trong khi đó, bác sĩ phân tâm học Georg Groddeck của Đức (1886-1934) lại nói: “ Nênnhớ là sự hồi phục không phải do bác sĩ tạo ra mà từ chính bệnh nhân.Bệnh nhân tự chữa lành bằng sức mạnh của họ, chẳng khác chi khi họ đilại, ăn uống, suy nghĩ, hít thở không khí hoặc ngủ”.
Ngủcó vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đứng hàng thứ nhì trong tứkhoái. Vậy thì cũng nên thêm tiết mục “duy trì giấc ngủ lành mạnh “ vàodanh sách các điều Quyết Tâm Đầu Năm (New Year Resolutions) cho năm2009 và các năm kế tiếp. Cho tới khi trái tim giã từ cuộc đời một cáchthoải mái, bình an trong “Giấc Ngủ Ngàn Thu
tiếp:
Ngủ rất quan trọng , nên mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khả năng làm việc của con người .
Cấu trúc đại thể của giấc ngủ.
2.1.1.Khi tỉnh.
Khi người bệnh tự tỉnh dậy với hai mắt mở, người ta ghi được một nhịp hoạt động điện não tần số 15 Hz, biên độ thấp lan toả ở toàn bộ da đầu phối hợp với những cử động nhãn cầu nhanh (động mắt nhanh) và tăng hoạt động của các cơ cằm. Khi người bệnh bị đánh thức , nhịp điện não ghi được là nhịp alpha từ 8-12 Hz , khu trú ở phía sau và đối xứng hai bên.
2.1.2.Giấc ngủ chậm hay giấc ngủ không động mắt (non-REM).
Theo qui ước, giấc ngủ này được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn I và II tương đương với giấc ngủ chậm nông và giai đoạn III, và IV là giấc ngủ chậm sâu. Sự khác nhau giữa các giai đoạn này được phân biệt dựa trên phân tích đồng thời hoạt động điện não cơ bản cùng các mẫu điện não đặc hiệu như các nhọn vùng đỉnh đầu, các thoi ngủ và các K-complex.
* Giai đoạn I : Lúc đầu đặc trưng bằng nhịp alpha có khuynh hướng lan toả ra phía trước, sau đó nhịp này chậm dần, đứt quãng và thay thế bằng nhịp theta 4-7,5 Hz biên độ thấp và lan toả. Ở giai đoạn nhịp alpha lan ra trước và bị ngắt quãng người ta thấy biên độ của cơ cằm giảm nhẹ nói lên bệnh nhân bắt đầu đi vào giấc ngủ (hình 4.1). Trong giai đoạn I ổn định, hình ảnh điện não khá đặc hiệu: xuất hiện các nhọn vùng đỉnh đầu (pointe vertex) và hiện tượng tăng đồng bộ chậm nói lên thời điểm bước vào giấc ngủ. Hiện tượng tăng đồng bộ này thường gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành trẻ tuổi.
Do các nhọn vùng đỉnh đầu có một số đặc điểm nhất định về biên độ, tần số cũng như vị trí nên dựa vào đây, người ta có thể chẩn đoán phân biệt với các yếu tố kịch phát của động kinh. Các sóng này thường thấy ở giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn I và giai đoạn II . Đây là những sóng xuất hiện nhất thời, có pha âm, biên độ lớn (200V) thời khoảng ngắn và theo sau là một thành phần dương, biên độ thấp. Trên đạo trình Cz, sóng điện não này thường có biên độ lớn nhất. Các nhọn đỉnh đầu (hình 4.2) có thể xuất hiện tự phát, khi có các kích thích và thường có hình thái đa dạng, phối hợp với các sóng dương giống nhọn ở vùng chẩm trong giấc ngủ (POS: positive occipital spike-like waves). Các POS thường là các sóng dương có hình tam giác giống như các sóng lambda gồm một pha chậm đi lên và một pha nhanh đi xuống có thời khoảng 80 - 200ms và biên độ từ 20-75V.
Hiện tượng tăng đồng bộ chậm tại thời điểm bắt đầu vào giấc ngủ được biểu hiện dưới 2 hình thái:
- Các tăng đồng bộ ngủ "đơn nhịp" bao gồm các sóng hình sin từ 4-5 Hz với biên độ trên 200 V và có thể kéo dài nhiều phút.
- Hiện tượng tăng đồng bộ "kịch phát" gồm các sóng biên độ lớn trên 350V và thời khoảng bằng hoặc trên 8s, toàn bộ nhưng thường thấy rõ hơn ở trên các chuyển đạo trán và trung tâm (hình 4.3). Hiện tượng này hay gặp hơn ở người trưởng thành trẻ tuổi khi có phản ứng tỉnh giấc hoặc khi đang chuyển từ giai đoạn tỉnh sang giai đoạn I của giấc ngủ.
* Giai đoạn II đặc trưng bằng một hoạt động nền có tần số từ 3,5-6 Hz, lan toả và phối hợp với hai hình thái hoạt động điện não đặc hiệu của giai đoạn này: thoi ngủ và K-complex.
Các thoi ngủ là những đợt sóng hình sin có tần số từ 12-14Hz, thời khoảng trên 50s, biên độ dưới 50 microvon. Các sóng này thường thấy ở cả hai bên bán cầu, đối xứng và lan toả, nổi trội ở các chuyển đạo trung tâm (trừ trường hợp ở trẻ nhỏ có thể thấy hiện tượng không đối xứng đến tận 2 tuổi). Các thoi ngủ có thể xuất hiện tự phát hoặc phối hợp với K-complex theo chu kỳ từ 3s đến 5s (hình 4. 4).
Phức hợp K-complex gồm một sóng âm nhọn theo sau bởi một thành phần chậm kéo dài ít nhất là 0,5s, biên độ trên 200 microvon, chủ yếu thấy ở các chuyển đạo trung tâm đỉnh và trán (hình 4.4). Các phức hợp này với chu kỳ trên 0,5 s có thể phóng chiếu lên các vùng ở phía sau của đầu. Có hai đặc điểm giúp phân biệt được các phóng chiếu này với nhọn vùng đỉnh đầu : các nhọn vùng đỉnh đầu thì nhọn hơn và không lan toả ra phía sau.
Trên điện não đồ, các phức hợp K-complex có các hình thái khác nhau và có thể phối hợp với các thoi ngủ. Do có sự khác biệt tuỳ theo từng cá thể nên hiện nay người ta chia phức hợp K-complex ra làm các nhóm như sau:
- Nhóm A: đó là phức hợp K-complex đặc trưng dưới dạng các sóng 2 pha hoặc 3 pha có kèm theo một thành phần âm thời khoảng ngắn(nhanh).
- Nhóm B: sóng 2 hoặc 3 pha trong đó thành phần âm có đỉnh kép.
- Nhóm C: sóng 3 pha kèm theo thành phần âm đỉnh tròn.
- Nhóm D: đơn pha.
- Nhóm E: đa pha.
Trên cơ sở quan sát mối quan hệ giữa K-complex và các thoi ngủ người ta có thể phân biệt K-complex làm 4 nhóm :
- Nhóm 0: không có thoi ngủ.
- Các nhóm 1, 2 và 3 tuỳ theo thoi ngủ đi trước phức hợp K- Complex, K- Complex xuất hiện tự phát, hay thoi ngủ đi sau phức hợp K- Complex (hình 4.4).
Người ta cho rằng, việc phối hợp giữa K-complex và giấc ngủ trên điện não đồ là sự phối hợp của các giai đoạn tăng ức chế trong giấc ngủ. Các thoi ngủ và các pha hoạt hoá thoảng qua của giấc ngủ (tự phát hoặc thứ phát) dưới tác động của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong (ví dụ như tiếng động) biểu hiện dưới dạng các K-complex.
Phân tích các thoi ngủ và các phức hợp K-complex ở trạng thái sinh lý và bệnh lý, người ta có thể thấy những đặc điểm sau:
Những biến đổi sinh lý.
Biến đổi về mật độ, thời khoảng, biên độ có liên quan đến tuổi, giới, chu kỳ của giấc ngủ và hiện tượng mất ngủ. Người ta thấy tần số các thoi ngủ tăng dần theo tuổi. Ở lứa tuổi 10-15 năm tần số trung bình là 12,9Hz, từ 20-40 tuổi tần số là 13,6 Hz và sau 65 tuổi tần số là 13,6 Hz. Mật độ của các thoi ngủ gặp nhiều ở phụ nữ hơn ở nam giới và ở người trưởng thành trẻ tuổi nhiều hơn là ở người già.
Trong đêm, mật độ của các thoi ngủ tăng dần và đạt tới giá trị cực đại ở giai đoạn III và IV của giấc ngủ. Nói chung, mật độ của các thoi ngủ tăng ở giai đoạn đầu của mỗi chu kỳ giấc ngủ và sau đó bắt đầu giảm dần tại thời điểm giữa của chu kỳ giấc ngủ. Đối với những người bị mất ngủ, mật độ cũng như biên độ của các thoi ngủ và các phức hợp K-complex giảm dần trong đêm ngủ bù, đặc biệt trong chu kỳ đầu của giấc ngủ. Hiện tượng này có làm tăng giấc ngủ chậm và sâu. Các biến đổi nêu trên xảy ra trong đêm và trong cùng một chu kỳ của giấc ngủ cho thấy hoạt động của thoi ngủ liên quan ngược chiều với việc xuất hiện các sóng chậm và giấc ngủ chậm, sâu. Mối liên quan này thấy rất rõ khi người ta thấy trong đêm còn xuất hiện các nhọn và các biểu hiện kịch phát toàn thể bất thường khác. Các biểu hiện kịch phát toàn thể bất thường này xuất hiện nhiều hơn vào những giai đoạn của giấc ngủ có nhiều thoi ngủ.
Những biến đổi bệnh lý cơ bản có thể gặp trong giấc ngủ.
- Giảm dần mật độ các thoi ngủ ở những bệnh nhân u não và những tổn thương có nguồn gốc đồi thị (mất các thoi ngủ ở bên có tổn thương) (hình 4.5).
- Giảm đối xứng hai bên các thoi ngủ gặp trong các bệnh lý thoái hoá thần kinh, ví dụ: bệnh và hội chứng Parkinson (hình 4.6). Hiện tượng này còn gặp trong những bệnh do prion gây nên (hình 4.7).
- Tăng mật độ các thoi ngủ: gặp trong loạn trương lực biến dạng tiến triển (dystonie déformante progresive), múa giật Huntington trong bệnh não toàn thể và một số bệnh lý chuyển hoá khác.
* Giai đoạn III (hình 4.Cool và IV (hình 4.9) của giấc ngủ.
Trước kia, khi phân tích giấc ngủ, người ta thường tách riêng hai giai đoạn này. Hiện nay, cả hai giai đoạn này đều được coi là một giai đoạn của giấc ngủ chậm sâu. Đặc trưng của hai giai đoạn này là sự xuất hiện nhịp cơ sở delta tần số từ 0,5-2 Hz, biên độ 75 microvon. Thông thường, các thoi ngủ có thể tồn tại ở giai đoạn III (hình 4.Cool và hiếm hơn ở giai đoạn IV. Người cao tuổi có ít giấc ngủ chậm sâu hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng do quá trình lão hoá, biên độ của các sóng delta sẽ giảm dần từ sau tuổi thiếu niên và đặc biệt sau tuổi 35. Vì lý do đó, ở những người cao tuổi, các hoạt động delta từ 30 - 50 microvon với tần số từ 2 - 4Hz có thể được coi là tương đương với các hoạt động delta chậm ở người trưởng thành trẻ tuổi và đây cũng là chỉ số của giấc ngủ chậm và sâu.
Phức hợp "alpha-delta của giấc ngủ" là một hình thái điện não trong đó có hiện tượng chồng chéo giữa nhịp alpha lên các sóng delta của giấc ngủ chậm và sâu (hình 4.10). Trong trường hợp này, việc phân tích một bản điện não không đơn giản. Hình thái này có thể được xem như là một dấu hiệu của giấc ngủ sâu không hồi phục và gây mệt mỏi khi tỉnh dậy vào buổi sáng. Dù gặp hiện tượng này gặp nhiều ở người bình thường nhưng cũng có thể gặp cả ở những bệnh nhân có bệnh lý về khớp, hội chứng mệt mỏi mạn tính và các bệnh gây đau cơ. Cần phải phân biệt phức hợp này với những hoạt động nhanh liên quan đến sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần và các loại thuốc hướng thần khác.
2.1.3. Giấc ngủ đảo ngược hay động mắt (REM: Rapid Eye Mouvement)
Đặc trưng giấc ngủ này được thể hiện qua sự phối hợp ba chỉ số điện não đồ, điện cơ đồ và điện nhãn cầu đồ (hình 4.11)
* Điện não đồ: hình ảnh đặc trưng là nhịp theta từ 4-7,5 Hz xen lẫn các nhiều hoạt động tần số beta và thường lẫn với hoạt động alpha với tần số chậm hơn alpha khi tỉnh. Trong giai đoạn này, không thấy có các thành phần có pha của giấc ngủ không động mắt (NREM : non-REM). Mặt khác, xuất hiện của các sóng hình răng cưa (hình 4.12). Đây là hoạt động delta tần số từ 2-3,5Hz, thường gặp nhất ở các đạo trình vùng đỉnh đầu, trán (các hoạt động này tương đương với các hoạt động theta của vùng hải mã ghi được trong sâu).
* Điện cơ đồ: biến mất toàn bộ trương lực cơ, đôi khi phối hợp với những giật cơ nhẹ hoặc tăng nhẹ trương lực cơ (hình 4.11). Hiện tượng mất, giảm trương lực cơ bắt đầu vào thời điểm 5 phút trước khi có giấc ngủ đảo ngược và mất trương lực cơ tồn tại từ vài phút cho đến 20 phút sau khi kết thúc giấc ngủ đảo ngược.
* Điện nhãn cầu đồ: Sự xuất hiện của các cử động nhãn cầu nhanh điển hình thành từng đợt (hình 4.11) nhưng đôi khi có thể đơn độc. Sự xuất hiện các cử động nhãn cầu giúp phân biệt giai đoạn trương lực và giai đoạn thành pha của giấc ngủ REM. Tại giai đoạn hoạt động thành pha của giấc ngủ REM, người ta thấy xuất hiện các cử động nhanh của nhãn cầu, hoạt động điện não tần số beta nhanh sau đến tần số gamma kèm các giật cơ đơn độc- đây là các yếu tố phối hợp với thành phần nhận thức của giấc ngủ đảo ngược. Trong đêm, người ta thấy có hiện tượng thời khoảng của giấc ngủ REM cũng như mật độ của các cử động nhãn cầu tăng dần. Khuynh hướng tăng dần này hiếm gặp, thậm chí không gặp ở người già hoặc ở những bệnh nhân trầm cảm. Ở những đối tượng này, mật độ của cử động nhãn cầu tăng lên ngay từ chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ kèm theo là giảm thời gian tiềm tàng của giấc ngủ đảo ngược.
2.2.Cấu trúc vi thể của giấc ngủ.
Phân tích cấu trúc đại thể của giấc ngủ giúp đánh giá diễn biến các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, vẽ được biểu đồ về giấc ngủ (thể hiện sự diễn biến về thời gian các giai đoạn khác nhau trong khi ngủ) và qua đó cho phép phát hiện ra những rối loạn chính về giấc ngủ. Tuy nhiên,để nghiên cứu những biểu hiện bệnh lý của giấc ngủ, cần phải phân tích một số thông số "vi cấu trúc" của giấc ngủ. Về phần này, chúng ta cần quan tâm đến hai hình ảnh đặc biệt của điện não đồ đó là: hiện tượng vi tỉnh giấc (microéveil hay arousal) và hình ảnh biến đổi điện não có chu kỳ (CAP: Cyclic Alternanting Pattern).
* Vi thức tỉnh (hình 4.13) : những thay đổi đột ngột về mặt tần số của điện não đồ với sự xuất hiện của một hoạt động alpha hoặc một hoạt động có tần số nhanh kéo dài từ 3 đến 10, thậm chí 15 giây kèm với tăng trương lực cơ cằm, xảy ra trong giấc ngủ đảo ngược. Chỉ tiêu để xác định vi thức tỉnh là hiện tượng giấc ngủ bị gián đoạn bằng những bất thường về vận động hoặc hô hấp trong khi ngủ.
* Các hoạt động điện não có chu kỳ (hình 4.14): những biểu hiện thành pha xảy ra trong giấc ngủ chậm và có những đặc điểm sau:
+ Các đợt hoạt động điện não giống hệt nhau, lặp đi lặp lại với chu kỳ từ 2 đến 60 giây.
+ Mỗi một CAP gồm hai pha: pha A có các biểu hiện hoạt hoá thành pha và một pha B quay trở lại hoạt động điện não cơ bản.
- Pha A là pha hoạt hoá : tăng độ tỉnh táo phối hợp với hoạt hoá các hệ thần kinh tự quản (tăng nhịp tim, tăng biên độ thở, co mạch). Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 10-12s. Tuỳ theo hình thái hoạt động điện não, người ta có thể chia pha A ra làm 3 phân nhóm: loại A1 (nhịp alpha thành từng đợt xuất hiện giống ở giai đoạn I của giấc ngủ, hoặc từng đợt K-complex, hoặc những đợt delta xảy ra ở giai đoạn II, III và IV); loại A2 đặc trưng bằng điện não mất đồng bộ, trước đó là các K-complex hoặc lẫn trong K-complex. Loại A3 đặc trưng bằng hoạt động điện não mất đồng bộ chiếm hầu hết pha A, tương ứng với tình trạng vi thức tỉnh đã mô tả ở trên.
- Pha B tương ứng với hiện tượng giảm thành pha của hoạt động điện não cũng như giảm trương lực và các hoạt động thần kinh tự quản.
Vi thức tỉnh của giấc ngủ được coi như là một dấu hiệu chỉ điểm để đánh giá tính không ổn định nội sinh của giấc ngủ. Mật độ của vi thức tỉnh tăng lên khi giấc ngủ bị rối loạn và trong một số bệnh lý nhất định của giấc ngủ (ví dụ như hội chứng ngừng thở trong khi ngủ, hội chứng vận động có chu kỳ và ở một số bệnh nhân bị động kinh toàn thể).
3.Giấc ngủ bệnh lý.
Trong một số quá trình bệnh lý, có thể có những biến đổi về hoạt động điện não trong khi ngủ. Các biến đổi này biểu hiện dưới dạng rối loạn cấu trúc thời gian của giấc ngủ hoặc bằng các hình ảnh đặc hiệu trên điện não đồ. Dưới đây là một số quá trình bệnh lý thường gặp của giấc ngủ, trong đó điện não đồ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán:
- Ngủ nhiều(hypersomnie).
- Mất ngủ (insomnies).
- Rối loạn giấc ngủ(parasomnie).
3.1. Ngủ nhiều.
Dấu hiệu đặc trưng của ngủ nhiều là ngủ gật vào ban ngày hoặc kéo dài thời gian của giấc ngủ đêm. Theo phân loại quốc tế, ngủ nhiều gồm 3 loại: ngủ rũ (narcolepsie), ngủ nhiều nguyên phát (hypersomnie idiopathique) và hội chứng ngừng thở trong khi ngủ (apnées du sommeil).
Ngủ rũ là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính với đặc điểm : bệnh nhân đi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi, nhưng cũng có thể ngủ ngay trong khi đang hoạt động. Các cơn ngủ rũ có thời khoảng ngắn và thường bệnh nhân mô tả là có giai đoạn tỉnh lại. Các cơn này thường phối hợp với ngã khuỵu (mất đột ngột trương lực cơ), với các ảo giác thôi miên và kèm các biểu hiện liệt khi ngủ. Ngủ rũ có lẽ liên quan đến rối loạn điều khiển của hệ thống kiểm soát giấc ngủ đảo ngược, và liên quan đến một hệ thống gen đặc biệt (nhóm HLA, QD1 - 0602). Những nghiên cứu gần đây trên súc vật thực nghiệm về ngủ rũ đã cho thấy có hiện tượng đột biến các receptor orexine 2 ở vùng dưới đồi. Nồng độ orexine trong dịch não tuỷ bệnh nhân ngủ rũ cũng giảm rõ .
Biểu hiện đặc trưng của bệnh ngủ rũ là trong giấc ngủ đêm hay trong khi đang làm các test để đánh giá tình trạng ngủ gà trong giấc ngủ ngày, xuất hiện trạng thái thiu thiu ngủ trong giấc ngủ đảo ngược trong khoảng 15 phút. Mặt khác, ở những bệnh nhân này cũng còn thấy giấc ngủ đảo ngược bị cắt đoạn ra làm nhiều phần, tăng các hoạt động dạng pha của cơ và tăng mật độ động mắt. Điều này nói lên có sự biến đổi đường vòng neuron điều hoà giấc ngủ đảo ngược).
Hội chứng ngừng thở trong khi ngủ (SAS: Syndrôme d'Apnées du Sommeil) đầu tiên được mô tả năm 1965. Đặc điểm của hội chứng này là xuất hiện ngừng hô hấp sau khi ngủ vào khoảng từ 20-40 giây. Dựa vào ghi các hoạt động điện não, hô hấp, độ bão hoà oxy, người ta chia các bất thường về hô hấp trong khi ngủ làm 2 loại: ngừng thở (ngừng hoàn toàn lưu thông không khí trong vòng hơn 10 giây) và giảm thở (giảm lưu thông không khí ít nhất là 50%, trong một khoảng thời gian ít nhất là 10 giây kèm theo giảm độ bão hoà oxy động mạch ít nhất là 3% hoặc phối hợp với những giai đoạn tỉnh giấc ngắn).
Ngừng thở có thể do nguyên nhân tắc nghẽn (tắc đường lưu thông không khí trên kèm theo hiện tượng cố gắng thông khí) (hình 4.17), nguyên nhân trung ương (mất điều khiển hô hấp) (hình 4.18) hoặc hỗn hợp (có nguồn gốc trung ương kèm theo những cơ chế tắc nghẽn) (hình 4.19). Hội chứng ngừng thở có nguồn gốc trung ương thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh hoặc tim mạch (u thân não, bệnh tim giảm động). Hội chứng thường gặp hơn là ngừng thở do tắc nghẽn, liên quan đến rối loạn chức năng của các cơ, những mô mềm ở thanh quản hoặc dị dạng các xương hàm. Cho dù là căn nguyên tắc nghẽn, căn nguyên phối hợp hay căn nguyên trung ương thì người ta đều thấy có hiện tượng giảm bão hoà oxy và tăng nồng độ cacbonic trong máu gây nhiều thời điểm tỉnh giấc ngắn (hình 4.17). Để khắc phục tình trạng này người ta phải điều chỉnh lại đường hô hấp trên và tái thiết lập lại cân bằng oxy và CO2.
Trong giấc ngủ đảo ngược, khi trương lực cơ giảm rõ, thời gian của các đợt ngừng thở (hay giảm thở) thường kéo dài hơn kèm với giảm độ bão hoà oxy nặng nề hơn dẫn đến tỉnh giấc đột ngột (hình 4.20). Hiện tượng này nhiều khi có thể làm chẩn đoán nhầm với những cơn động kinh trong khi ngủ. Do vậy, ghi điện não đồ giấc ngủ kèm theo có video là cần thiết để phân tích một cách chi tiết các thông số điện não, hoạt động của hệ thần kinh tự động cũng như lâm sàng, giúp chẩn đoán phân biệt được chính xác hơn các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ.
3.2. Mất ngủ.
Là rối loạn quá trình đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Trạng thái này thường liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn, một trạng thái lo âu hay trầm cảm, trong đó có một thể đặc biệt - hội chứng chân không nghỉ khi tỉnh giấc (xuất hiện cảm giác tê bì trong sâu ở hai chi dưới, đôi khi cả ở chi trên dưới dạng căng cứng, dòi bò khó chịu, đặc biệt khi nghỉ ngơi. Các biểu hiện này tăng lên rõ vào chiều tối nhất là trước khi ngủ gây mất ngủ. Các triệu chứng này giảm khi đi lại và khi vận động chân tay.
Trong 80% bệnh nhân bị mất ngủ, người ta thấy có hội chứng cử động có chu kỳ(syndrrome de mouvements périodiques) trong khi ngủ. Hội chứng này bao gồm các động tác gấp duỗi chân kéo dài trên 0,5 giây trong khi ngủ. Các cử động này xảy ra từng đợt, ít nhất là bốn động tác một lần với chu kỳ từ 5 đến 90 giây (hình 4.21) làm cắt đoạn giấc ngủ và gây ra vi thức giấc (hình 4.22). Bằng phân tích thời gian xuất hiện cũng như chu kỳ các bất thường trong giấc ngủ, người ta có thể chẩn đoán được hội chứng "cử động chân thành nhịp" (rhythmic feet movements) gây mất ngủ: chu kỳ ngắn, chủ yếu tác động vào các ngón chân (hình 4.23).
3.3. Rối loạn giấc ngủ.
Quá trình bệnh lý này thường gây tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ chậm hoặc trong giấc ngủ đảo ngược. Đây là biểu hiện của rối loạn chức năng tỉnh táo. Đặc điểm lâm sàng của các rối loạn giấc ngủ là: có tính chất gia đình, có hành vi tự động, lú lẫn tâm thần, quên từng đợt và phản ứng kém với các kích thích bên ngoài.
Tuỳ theo thời điểm rối loạn giấc ngủ người ta phân chia thành:
Rối loạn giấc ngủ chậm bao gồm cả hiện tượng miên hành (somnambulisme), khiếp sợ về ban đêm (terreurs norturnes) và thức trong trạng thái lú lẫn (éveils confusionnels).
Rối loạn giấc ngủ đảo ngược bao gồm ác mộng (cauchemars) và các rối loạn về hành vi của giấc ngủ REM.
* Đặc trưng của rối loạn giấc ngủ chậm là xuất hiện vào 1/3 đầu của đêm (từ 90 - 120 phút sau khi bắt đầu đi vào giấc ngủ). Trong giấc ngủ chậm, sâu có thể ghi được trạng thái “thức lú lẫn”: bệnh nhân biểu hiện một tình trạng lú lẫn, không có vận động hoặc triệu chứng thực vật trong khi đó vẫn có thể nâng được đầu và thân người, nói chậm, rối loạn định hướng và biểu hiện hành vi tự động đơn giản (hình 4.24a,b,c). Có khi bệnh nhân tỉnh dậy đi lại lang thang và nói ra những lời khó hiểu (miên hành) (xem hình 4.25a,b) hoặc chỉ đơn thuần thét lên kinh hoàng và tỉnh giấc trong một thời gian ngắn (hình 4.26). Bên cạnh rối loạn giấc ngủ chậm, trên điện não đồ thấy xuất hiện các đợt sóng chậm biên độ lớn nói lên hiện tượng “thức tỉnh phân ly”, theo sau là giảm biên độ của các sóng delta và xuất hiện các nhịp nhanh với các nhiễu của cơ (hình 4.24,4.25,4.26).
Rối loạn giấc ngủ REM thường gây ra các rối loạn về hành vi. Hiện tượng ngủ nhiều thường thấy ở người cao tuổi sau 55 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ và hay là dấu hiệu lâm sàng khởi đầu của một bệnh lý thoái hoá hệ thần kinh trung ương. Cơ chế của ngủ nhiều liên quan đến suy giảm chức năng hoặc tổn thương các cấu trúc gây mất trương lực cơ trong giấc ngủ REM, đặc biệt là các nhân cầu cuống. Rối loạn giấc ngủ REM có thể quan sát và phân tích được thông qua ghi điện não phối hợp và video. Trên lâm sàng, trạng thái này biểu hiện bằng những động tác giật mạnh ở vùng thân và các chi kèm theo các cử động phức tạp mạnh mẽ, thường phối hợp với các hành vi bất thường. Trên bản ghi điện não đồ, ở các giai đoạn giấc ngủ đảo ngược không thấy mất trương lực cơ kèm theo hoạt động co cơ quá mức thành từng pha ở các chi (hình 4.27). Hiện tượng ngủ nhiều có thể phân biệt với các cơn ác mộng: cơn ác mộng thường xuất hiện trong giấc ngủ đảo ngược cùng với mất trương lực cơ sinh lý (hình 4.28), các động tác xảy ra trong thời gian ngắn và không kèm theo các hành vi vận động phức tạp.

CáC RốI LOạN GIấC NGủ KHáC

Mất ngủ là rối loạn phổ biến nhất nhưng bên cạnh đó cũng còn có những rối loạn khác xẩy ra trong lúc ngủ cũng cần được biết ở người cao tuổi.
1. Hội chứng “ngừng thở, giảm thở lúc ngủ”
Các công trình nghiên cứu về giấc ngủ của người cao tuổi đều thấy có sự gia tăng các rối loạn về thở trong lúc ngủ ở lứa tuổi này.
Hội chứng các “cơn ngừng thở quá 10 giây” xẩy ra kế tiếp nhau trong đêm (trong giấc ngủ từ 5 giờ đồng hồ trở đi). Danh từ “hội chứng ngừng thở - giảm thở trong lúc ngủ” mới được dùng trong thời gian gần đây nhấn mạnh sự phối hợp thường gặp giữa những qu•ng ngừng thở hoàn toàn và sự giảm theo chu kỳ của lưu lượng khí xuống dưới 50% so với các trị số cơ bản của cùng bệnh nhân đó. Ngừng thở trong lúc ngủ được gọi là trung ương hay tắc nghẽn tuỳ theo sự vắng mặt hoặc hiện diện sự hoạt động các cơ hô hấp trong lúc có sự ngừng liều lượng khí.
* Triệu chứng
Thường xảy ra trên người béo bệu, hay ngủ gà ngủ li bì đối với loại ngừng thở tắc nghẽn. Đối với loại ngừng thở trung ương thường là người mất ngủ kinh diễn và trầm cảm. Cũng hay gặp ngáy to thường xuyên và ngủ ban ngày li bì ở người ngừng thở hỗn hợp. Ngáy thường rất to “như sấm vang”, không đều, có những lúc thở ngắt qu•ng. Tình trạng ngủ gà tăng lên khi không hoạt động thể lực và đạt đỉnh cao sau bữa ăn, cuối buổi chiều. Những lúc ngủ gà ngày được bệnh nhân coi là không có giá trị lấy lại sức vì trong người vẫn mệt. Cũng hay gặp tình trạng nhức đầu dữ dội khi tỉnh dậy sau bữa ngủ ngày kéo dài. Cũng có khi gặp các cơn lú lẫn sau khi dậy. Bệnh nhân có thể duy trì được hoạt động tối thiểu giữa các đợt ngủ nhưng mất khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ.
Hội chứng Pickwick được Burwell mô tả năm 1956 thường dùng cho bệnh nhân có hội chứng ngừng thở kiểu tắc nghẽn kèm theo giảm thông khí phế nang và tăng anhydrid carbonic huyết ban ngày. Bệnh nhân loại này béo bệu nặng, mắc chứng mất ngủ li bì bệnh lý, suy tim phải, tăng hồng cầu trong máu; còn nếu có rối loạn giấc ngủ ban đêm phối hợp với các giai đoạn khó thở, trên một người thể trọng bình thường thì có khả năng là ngừng thở lúc ngủ nguồn gốc trung ương.
* Cơ chế bệnh sinh
Hầu (họng) là vị trí tắc nghẽn trong hội chứng ngừng thở lúc ngủ. Lúc tỉnh hệ thần kinh trung ương kiểm soát thần kinh cơ thường xuyên đối với việc mở thực quản. Trong lúc ngủ, sự kiểm soát thần kinh đối với các cơ gi•n hầu bị ức chế và việc mở hầu lại do sự điều khiển của các yếu tố thụ động, cơ học. ở người béo bệu hay có lưỡi nhô lên, khẩu hầu hẹp lại, vòm miệng mềm phì đại làm cho trương lực cơ giảm xuống trong lúc ngủ, làm mất thăng bằng áp lực xuyên thành của khẩu hầu. Một giai đoạn tắc nghẽn hầu kết thúc bằng sự bừng tỉnh dậy trong trường hợp điển hình, có sự cố gắng thở để loại bỏ tắc nghẽn. Ráng sức này tương ứng với ngáy như “sấm vang” của bệnh nhân. Tiếp theo là sự im lặng hô hấp. Ngừng thở nguồn gốc trung ương có thể do hạ thấp quá mức của đáp ứng trung ương với sự kích thích do hạ oxy và tăng anhydrid carbonic huyết của các nhận cảm hoá học của động mạch cảnh và tuỷ sống.
* Điều trị
Việc điều trị một bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở lúc ngủ nên được thực hiện tại một trung tâm chuyên trị các rối loạn hô hấp ban đêm để có điều kiện theo dõi được tốt nhất. Bệnh nhân mắc “ hội chứng ngừng thở lúc ngủ” phải tránh mọi thuốc ức chế thần kinh trung ương vì các chất này làm nặng thêm các đợt ngừng thở lúc ngủ. Cần giảm cân nặng vì tình trạng nặng bụng cản trở việc thở vào lúc ban đêm, cũng cần hạn chế tư thế nằm ngửa. Mở khí quản chỉ thực hiện khi thật cấp cứu. Hiện nay đang dùng máy áp lực không khí dương tính liên tục buổi tối, việc can thiệp bằng phẫu thuật chỉ có chỉ định khi có vẹo lá mía hoặc polyp mũi.
2. Hội chứng “chân không nghỉ” và các “cử động chu kỳ của chân lúc ngủ”
Hội chứng chân không nghỉ lúc ngủ là rối loạn nội tại của giấc ngủ - tỷ lệ bệnh mới mắc từ 22 đến 45% ở người trên 50 tuổi. Hay kèm theo mất ngủ ban đêm và ngủ gà ban ngày. Biểu hiện lúc thức dưới dạng loạn cảm giác sâu khu trú chủ yếu ở chi dưới, như có gì xiết chặt chân, kiến bò, bỏng rát hoặc bồn chồn ở chân. Những cảm giác này dịu đi khi cử động, xoa bóp, xát hoặc kéo chân ra, rõ nhất vào giờ đi ngủ người nằm bên thường bị thức giấc về các động tác lặp đi lặp lại ở chân. Về mặt sinh hoá thường phát hiện rối loạn dẫn truyền trung ương của dopamin. Có tác giả dùng các chất chủ vận dopamin như L-Dopa, chất tiền thân trực tiếp của catecholamin hoặc boromocriptin thấy có phần kết quả.
Đối với các động tác chu kỳ của chân lúc ngủ có thể cho một loại benzodiazepin vào buổi chiều tối (clonazepam, nitrazepam hoặc triazolam) với liều gây ngủ. Nhìn chung các chất này làm giảm được mất ngủ ban đêm do động tác chu kỳ ở chân lúc ngủ nhưng không làm giảm đáng kể các động tác đó. Các chất chủ vận tiết dopamin làm giảm đáng kể các động tác chu kỳ ở chân lúc ngủ. Thường dùng L-Dopa cho lúc đi ngủ phối hợp với một chất ức chế decarboxylase ngoại biên.
3. Rối loạn tập tính của giấc ngủ nghịch thường
Triệu chứng xuất hiện vào khoảng 60 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Đặc điểm là sự mất đi trương lực cơ đặc trưng của giấc ngủ nghịch thường, trong thời gian tương đối dài. Những đợt vật v• ban đêm, có kèm hay không hiện tượng đi loăng quăng có thể xuất hiện nhiều lần trong đêm nhất là từ nửa đêm về sáng. Những hành động hung h•n như đạp chân, đấm đá có thể gặp và đôi khi gây nên những gây nên những thương tích nặng cho người bệnh và người chung quanh. Khoảng 60% trường hợp rối loạn giấc ngủ nghịch thường có tính chất vô căn, tuy nhiên cũng có 15% có trầm cảm, 15% nghiện rượu. Một số ít rối loạn mạch máu n•o, sa sút tâm thần thoái hoá trám - cầu - tiểu n•o, xơ cứng rải rác, u tế bào hình sao thân n•o, hội chứng Guillain Barre.
Trái với các rối loạn tập tính trong giấc ngủ nghịch thường xảy ra vào nửa đêm về sáng, các cơn miên hành (mộng du) gặp chủ yếu vào đầu đêm, lúc có giấc ngủ chậm – sâu trội hơn. Khi tỉnh người miên hành ở trong trạng thái lú lẫn nặng, quên hoàn toàn những việc đ• xảy ra. Nó cũng khác với sự khiếp sợ ban đêm, thường có kèm theo kêu thét hoặc khóc lóc kèm theo một trạng thái lo âu h•i hùng. Chẩn đoán dựa vào sự hiện diện của tăng lên từng lúc của điện cơ trong giấc ngủ nghịch thường. Trong điều trị ưu tiên sử dụng clonazepam từ 0,5 đến 1,5mg vào lúc đi ngủ. Kết quả tốt đối với cơn ác mộng và các hành vi mạch xuất hiện trong giấc ngủ nghịch thường.
4. Cơn ngủ thoáng qua
Tỷ lệ toàn bộ của cơn ngủ thoáng qua trong dân số chung vào khoảng từ 0,03 đến 0,16%. Cơn ngủ thoáng qua có tính chất di truyền, vì thấy có mối liên quan từ 95 đến 100% với một số kháng nguyên bạch cầu người già của phức hợp chủ yếu hoà hợp tổ chức. Cũng có thể có một rối loạn dẫn truyền trung ương của các catecholamin. Điều này có thể giải thích được tác dụng điều trị của các chất kích thích thần kinh như amphétamin và méthyephénidin.
Chẩn đoán lâm sàng cơn ngủ thoáng qua dựa vào sự phối hợp của 2 triệu chứng chủ yếu là ngủ gà ban ngày quá mức và các cơn mất trương lực (cataplexie). Ngủ gà ban ngày quá mức ở đây có một đỉnh cao thành cơn buồn ngủ khẩn thiết. Cơn mất trương lực gồm những cơn ngắn khoảng vài giây đến vài phút, liệt 2 bên của các cơ chống trọng lực, xuất hiện khi có xúc động mạnh.
Tiến triển của cơn ngủ thoáng qua có xu hướng giảm dần và có thể mất. Còn khoảng 50% có những rối loạn về giấc ngủ ban đêm như những động tác chu kỳ ở chân khi ngủ. Để điều trị thường dùng amphetamin và méthylphendlat khi có cơn ngủ gà quá mức.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi rất nhiều và phổ biến. Những lời than phiền hay gặp nhất là khó ngủ, mất ngủ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống ở lứa tuổi này. Hiện đ• có nhiều thuốc chữa có hiệu quả nhưng cũng không phải không có những tác dụng phụ khác nhất là tình trạng lệ thuộc thuốc. Vì vậy việc sử dụng những phương pháp không dùng thuốc dựa vào một lối sống hợp với tự nhiên là phương hướng phấn đấu lâu dài và cơ bản nhất.




HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ 2006_09_10972135_55
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Nếu bạn chữa mất ngủ bằng thuốc thìchỉ hiệu quả trong một thời gian ngắn. Còn phương pháp thư giãn tịnhtiến lại giúp bạn có được giấc ngủ ngon tự nhiên, lại rất dễ thực hiện.
Theo tiếng Trung Hoa, thư là thư tháitâm thần; giãn là nới lỏng ra. Cần giữ sự thư thái ở não (phần gốc) chođến các cơ bắp (phần ngọn). Nhờ đó, bạn sẽ có giấc ngủ an lành do cơthể tự điều chỉnh các rối loạn, lập lại sự cân bằng.
Kỹ thuật thư giãn được người xưa dùngnhiều nhất là phép thư giãn tịnh tiến. Chìa khóa của nó là nhận biết sựcăng thẳng và trạng thái đáp ứng của nó, nhận biết được sự thư giãn ởtừng nhóm cơ trong cơ thể. Nên luyện trong căn phòng yên tĩnh, thoángmát, không nhất thiết phải tối, trên một chiếc giường thích hợp, trênđi văng hoặc đệm tập.
Tư thế tập phổ biến nhất là nằm. Nằmngửa, hai chân duỗi thẳng tự nhiên, mở rộng bằng vai, hai tay buôngxuôi theo chân, bàn tay để thoải mái theo giường hay úp nhẹ nhàng trêngiường. Tập qua 4 giai đoạn sau:

- Nằm xuống thật thoải mái, dễ chịu. Tỳ xương sống xuống sát giường.Hãy cảm giác trọng lượng cơ thể đang kéo người nằm xuống, tìm vị tríthích hợp để đặt chân và tay. Nhắm mắt lại, thở nhịp nhàng và cảm nhậnluồng khí đang ra vào, chân khí lan tỏa khắp cơ thể và đi tới từng cơbắp. Đừng nên dồn nén hô hấp. Hãy cảm giác rằng sống lưng đang được đặtthật thoải mái trên giường, để tự cơ thể thật thư giãn.

- Thật từ từ, chầm chậm, tự cho phép các cơ cánh tay cứng lại. Đừngxiết chặt nắm tay, đừng cử động cánh tay, giữ cho chúng hơi căng chặtvà đếm chậm đến 10. Làm cứng hai cánh tay thêm chút nữa, giữ nguyên,đếm chậm đến 10 rồi lại làm cứng chúng hơn tý nữa, giữ nguyên, đếm chậmđến 30.

Hãy cảm nhận mọi thứ bạn có thể cảm nhận được về tình trạng căng chặtnày, về khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, ngón tay, ngoài da, hai bàn tay.Hãy để tâm trí lan tỏa khắp 2 tay.
- Thả lỏng 2 tay một cách chầm chậmvà cảm nhận về cảm giác căng tức, các cơ lỏng ra và âm ấm, cảm giácdòng máu đang chạy đều qua cơ bắp. Hãy để cho hơi thở lan tỏa khắp cáccơ tay, thả lỏng tay hơn nữa và tận hưởng cảm giác thư thái này.
- Nhắc lại bài tập lần thứ hai.
Khi đã làm chủ được cách thư giãn haitay, có thể lặp lại quá trình này cho các cơ ở chân, ngực, mặt, cơ mắt.Mỗi lần như thế, bắt đầu bằng việc làm căng các cơ, rồi giữ ở tư thếđó, tiếp theo là thả lỏng, thư giãn. Sau khoảng một vài tuần, có thể tựluyện cho mình thư giãn cơ toàn thân thể theo ý muốn, trạng thái thưgiãn sẽ đưa ta vào giấc ngủ một cách dịu êm và ngon giấc.
Có thể ghi băng hoặc tự nhẩm: “Nếuchú ý thấy một chỗ nào đó căng thẳng, cho phép mình cảm nhận nó và đểnó ra đi. Nếu có một cơ nào đó căng căng thì hãy thít chặt nó lại rồithả lỏng nó ra”.

Kỹ thuật thư giãn mắt và cơ mặt
Có nhiều lựa chọn khác, nhưng đối vớingười mất ngủ, hiệu quả hàng đầu là tập trung vào mắt và các cơ mặt.Nếu mắt và các cơ quan này thật sự được thư giãn thì ngay cả khi chỉtập trong 30 giây, bạn có thể ngủ ngay sau khi kết thúc động tác.
Thư giãn mặt: Hãy nằm xuốngvà cho phép mình thật thoải mái, thở sâu và cảm nhận luồng khí đang đira, đi vào và nhắm mắt lại. Nhăn trán bằng cách rướn lông mày lên caochừng nào có thể. Giữ nguyên như thế (trong vòng một phút hoặc hơn),đếm đến 60, trong khi đếm hãy khám phá cảm giác căng trên trán. Có thểcảm nhận thấy từng cơ trên trán nổi, duỗi; da trên trán căng, nóng, cótừng dòng máu hoặc nhiều dòng máu chạy qua.

Bây giờ từ từ thả lỏng trán. Trong vòng 3-5 phút thả lỏng, ta cảm nhậnda ở trán đang nóng, các cơ đang buông lỏng nhưng vẫn có độ nặng củachúng, hơi thở vẫn đang đi qua, đang có nhiều dòng máu chảy qua.

Tiếp đến, hãy nhắm mắt chặt hơn, giữ nguyên trong khoảng 30 giây, chú ýđến tất cả mọi thứ mà có thể thấy được về hai mi mắt đang nhắm chặt.Sau đó thả lỏng chúng. Có thể nhắc lại động tác này 2-3 lần, nếu cần.

Kỹ thuật thư giãn mắt: Hãy nằm xuống cho phép mình thật thoảimái, thở sâu và cảm nhận luồng khí đang đi ra đi vào, nhắm chặt hai mímắt lại. Không cử động đầu, đưa mắt cuốn lên trên như đang nhìn lêntrên, giữ vị trí này và đếm đến 30. Có cảm giác gì khi căng mắt nhưvậy, hãy lưu giữ cảm giác đó.

Bây giờ thả lỏng mắt hoàn toàn, để mắt nằm thẳng tự nhiên trong hố mắt.Luôn cảm nhận điều xảy ra và giữ nguyên trạng thái thư giãn khoảng 5phút đồng thời giữ nhịp thở sâu, đều.

Sau đó,

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


HẬU QUẢ CỦA BỆNH THIẾU NGỦ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất