Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI SỨC KHỎE KHI LAO ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG  Empty MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI SỨC KHỎE KHI LAO ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG  Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI SỨC KHỎE KHI LAO ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri May 06, 2011 10:00 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
avatar
vodanh1402
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
116%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 116
» Points : 328
» Reputation : 6
» Join date : 11/11/2010
» Age : 34
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI SỨC KHỎE KHI LAO ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG


Trong khi theo dõi sức khỏe người lao động trong điều kiện khí hậu nóng cần phải chú ý đến cả hai mặt: con người và môi trường.

* Các chỉ tiêu đánh giá stress nhiệt:
- Stress nhiệt: là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì vật thể ở trạng
thái cân bằng nhiệt, đối với người, đó là nhiệt lượng hợp thành bởi
nhiệt lượng sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và nhiệt lượng
thu được (hay thải trừ) bởi các đường truyền nhiệt, trong đó độ giữ
nhiệt của quần áo có ảnh hưởng rất lớn.
- Các yếu tố ngọai cảnh ảnh hưởng tới trao đổi nhiệt giữa cơ thể và
ngọai cảnh: nhiệt độ không khí, bức xạ nhiệt, độ ẩm và tốc độ chuyển
động của không khí, nhiệt lượng do chuyển hóa vật chất và độ cách nhiệt
của quần áo.
- Người ta cố gắng kết hợp vào một chỉ tiêu để nêu lên được tác dụng
tổng hợp của các yếu tố trên. Những chỉ tiêu tổng hợp đó được tìm ra từ
một số phương pháp sau:
. tạo ra một số dụng cụ, mô hình hóa việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và ngọai cảnh
. xây dựng một số công thức hoặc tóan đồ thực nghiệm để đánh giá tổng hợp các yếu tố trên.
Trong các phương pháp này , thông dụng nhất là nhiệt kế cata, nhiệt độ hiệu lực và chỉ số Yaglou.
• Nhiệt độ hiệu lực: giúp ta tổng hợp được ba yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí.
. Sự phân vùng lạnh, dễ chịu, nóng của thang nhiệt độ hiệu lực dựa trên
tâm lý của số đông đối tượng được hỏi ý kiến, phản ánh cảm giác của
người ta trong điều kiện tốc độ gió bằng không và độ ẩm tương đối của không khí là 100%.
. Nhược điểm:
+ không tính đến bức xạ nhiệt
+ điều kiện tốc độ gió bằng không và độ ẩm 100% ít gặp trong thực tế.
. Hiện nay được dùng nhiều trong kiến trúc.
. Nhiệt độ hiệu lực chỉnh lý (CET): được tính tóan từ những giá trị của
ET, nhưng được chỉnh lý thêm bằng những số liệu của nhiệt kế cầu đen để
tính tóan thêm ảnh hưởng của bức xạ nhiệt nên được xem là đúng đắn hơn
ET.
• Chỉ số Yaglou: Phương pháp Yaglou còn gọi là chỉ số tam cầu hoặc WBGT.
. Yaglou sử dụng một bộ đồ khí tượng bao gồm một nhiệt kế ướt, một nhiệt
kế khô và một nhiệt kế cầu: nhiệt độ ghi được trên ba nhiệt kế đó tính
tổng hợp lại thành chỉ số Yaglou.
Chỉ số Yaglou = 0,7 nhiệt độ ướt + 0,2 nhiệt độ cầu + 0,1 nhiệt độ khô
(trong nhà: nhiệt độ WBGT = 0,7 nhiệt độ ướt + 0,3 nhiệt độ cầu ).
. Có thể áp dụng rộng rãi vì đơn giản và đánh giá được bốn yếu tố khí hậu.
- Lượng mồ hôi đáng lẽ là một chỉ số strain nhiệt lại được dùng ngược lại để đánh giá tổng hợp các yếu tố tạo nên stress nhiệt.
• Lượng giá số mồ hôi trong 4 giờ (P4SR):
. P4SR tính được dựa vào những quan sát của số lượng mồ hôi của những
thanh niên caucasian mạnh khỏe đã thích nghi thực nghiệm trong nhiều
điều kiện với khí hậu và cường độ lao động khác nhau, mặc quần cộc hoặc
áo khóac. Một tóan đồ để lượng giá mối tương quan
giữa lượng mồ hôi bài tiết trong 4 giờ với các chỉ số của các nhiệt kế
khô, cầu, ướt, tốc độ chuyển động của không khí, lọai hình quần áo và
mức độ lao động.
. P4SR dùng để đánh giá stress nhiệt và đồng thời là số lượng nước cần tiếp tế trong thời gian lao động.
- Bảng giá trị ngưỡng chịu nhiệt cho phép (TLV): tính tóan các giá trị
của nhiệt độ không khí cho phép ở nơi làm việc. Tiêu chuẩn TLV là điều
kiện lao động an tòan, có nghĩa là bảo đảm cho thân nhiệt của công nhân
không vượt quá 38°C, với điều kiện là công nhân đã được thích nghi, ăn
mặc đúng quy cách và được tiếp tế nước đầy đủ.

* Các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt (Heat strain):
- Strain nhiệt: bao gồm tất cả các thay đổi sinh lý và bệnh lý, dưới tác
động của stress nhiệt, có nghĩa là tăng tần số mạch, tăng nhiệt độ cơ
thể, tăng tiết mồ hôi, rối lọan các nội tiết, say sóng, rối lọan cân
bằng nước và điện giải, … Khi lao động trong điều kiện stress nhiệt tăng
lên, các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt của cơ thể cũng tăng theo.
Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái nhiệt trong vệ sinh và sinh lý lao động
thường được dùng là: tốc độ bài tiết mồ hôi, tần số mạch và nhiệt độ cơ
thể.
- Tương quan giữa stress nhiệt và căng thẳng nhiệt: (Vẽ hình ở trang 239 sách Y Học Môi Trường và lao Động)
Hình trên có ba vùng rõ rệt:
Vùng A: không có strain nhiệt
Vùng B: khi stress nhiệt tăng lên thì lượng mồ hôi cũng tăng theo gần như tuyến tính.
Vùng C: stress nhiệt vẫn tiếp tục tăng trong khi lượng mồ hôi bài tiết
đến mức tối đa, tần số mạch và nhiệt độ tiếp tục tăng rất nhanh.
- Các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt giúp xác định các giới hạn sinh lý trong lao động.
- Lượng mồ hôi bài tiết: tăng lên rất nhiều khi con người lao động trong điều kiện khí hậu nóng.
. Khi lao động trong điều kiện nóng, lượng mồ hôi bài tiết cho phép là 1lít/giờ.
. Ra mồ hôi nhiều sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cân bằng các chất điện giải.
+ Nếu lượng mồ hôi vượt quá 5 lít trong 8 giờ lao động thì phải bổ sung thêm muối ở ngòai bữa ăn cho công nhân.
+ Nếu lượng mồ hôi dưới 5 lít trong 8 giờ lao động thì số lượng muối mất đi đó người công nhân sẽ ăn bù vào trong các bữa ăn.
- Tần số mạch: cũng phản ánh trạng thái căng thẳng nhiệt.
. Dựa vào tần số mạch tức thời trong lao động hay ngay sau thời gian lao
động và thời gian phục hồi mạch sau khi lao động tới khi bằng trị số
ban đầu trong lao động.
. Nếu như tần số mạch sau giờ nghỉ thứ nhất lá 110/phút (đếm trong 30
giây ngay sau khi lao động rồi nhân hai). Và sau đó 3 phút nếu tần số
mạch giảm đi 10 nhịp/phút thì tim không có hiện tượng gắng sức quá mức.
. Trong ngày lao động, đối với một số động tác nào đó, trong một thời
gian ngắn, tần số mạch có thể đạt tới 160/phút cũng không phải là xấu.
- Nhiệt độ cơ thể: chỉ tiêu trực tiếp và quan trọng nhất để đánh giá căng thẳng nhiệt.
. Bao gồm nhiệt độ vùng lõi, nhiệt độ vùng vỏ và nhiệt độ trung bình tòan cơ thể.
. Nhiệt độ hậu môn trong lúc lao động có thể lên tới 38,2°C vẫn không ảnh hưởng xấu.
. Nhiệt độ da: hiện nay được chú ý nhiều trong thực hành vệ sinh lao động.
. Nhiệt độ da ngực:
+ <32°C : có cảm giác lạnh.
+ 32-34°C : có cảm giác dễ chịu.
+ >34°C : có cảm giác nóng.
Trong khi theo dõi sức khỏe người lao động trong điều kiện khí hậu nóng cần phải chú ý đến cả hai mặt: con người và môi trường.

* Các chỉ tiêu đánh giá stress nhiệt:
- Stress nhiệt: là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì vật thể ở trạng
thái cân bằng nhiệt, đối với người, đó là nhiệt lượng hợp thành bởi
nhiệt lượng sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và nhiệt lượng
thu được (hay thải trừ) bởi các đường truyền nhiệt, trong đó độ giữ
nhiệt của quần áo có ảnh hưởng rất lớn.
- Các yếu tố ngọai cảnh ảnh hưởng tới trao đổi nhiệt giữa cơ thể và
ngọai cảnh: nhiệt độ không khí, bức xạ nhiệt, độ ẩm và tốc độ chuyển
động của không khí, nhiệt lượng do chuyển hóa vật chất và độ cách nhiệt
của quần áo.
- Người ta cố gắng kết hợp vào một chỉ tiêu để nêu lên được tác dụng
tổng hợp của các yếu tố trên. Những chỉ tiêu tổng hợp đó được tìm ra từ
một số phương pháp sau:
. tạo ra một số dụng cụ, mô hình hóa việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và ngọai cảnh
. xây dựng một số công thức hoặc tóan đồ thực nghiệm để đánh giá tổng hợp các yếu tố trên.
Trong các phương pháp này , thông dụng nhất là nhiệt kế cata, nhiệt độ hiệu lực và chỉ số Yaglou.
• Nhiệt độ hiệu lực: giúp ta tổng hợp được ba yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí.
. Sự phân vùng lạnh, dễ chịu, nóng của thang nhiệt độ hiệu lực dựa trên
tâm lý của số đông đối tượng được hỏi ý kiến, phản ánh cảm giác của
người ta trong điều kiện tốc độ gió bằng không và độ ẩm tương đối của không khí là 100%.
. Nhược điểm:
+ không tính đến bức xạ nhiệt
+ điều kiện tốc độ gió bằng không và độ ẩm 100% ít gặp trong thực tế.
. Hiện nay được dùng nhiều trong kiến trúc.
. Nhiệt độ hiệu lực chỉnh lý (CET): được tính tóan từ những giá trị của
ET, nhưng được chỉnh lý thêm bằng những số liệu của nhiệt kế cầu đen để
tính tóan thêm ảnh hưởng của bức xạ nhiệt nên được xem là đúng đắn hơn
ET.
• Chỉ số Yaglou: Phương pháp Yaglou còn gọi là chỉ số tam cầu hoặc WBGT.
. Yaglou sử dụng một bộ đồ khí tượng bao gồm một nhiệt kế ướt, một nhiệt
kế khô và một nhiệt kế cầu: nhiệt độ ghi được trên ba nhiệt kế đó tính
tổng hợp lại thành chỉ số Yaglou.
Chỉ số Yaglou = 0,7 nhiệt độ ướt + 0,2 nhiệt độ cầu + 0,1 nhiệt độ khô
(trong nhà: nhiệt độ WBGT = 0,7 nhiệt độ ướt + 0,3 nhiệt độ cầu ).
. Có thể áp dụng rộng rãi vì đơn giản và đánh giá được bốn yếu tố khí hậu.
- Lượng mồ hôi đáng lẽ là một chỉ số strain nhiệt lại được dùng ngược lại để đánh giá tổng hợp các yếu tố tạo nên stress nhiệt.
• Lượng giá số mồ hôi trong 4 giờ (P4SR):
. P4SR tính được dựa vào những quan sát của số lượng mồ hôi của những
thanh niên caucasian mạnh khỏe đã thích nghi thực nghiệm trong nhiều
điều kiện với khí hậu và cường độ lao động khác nhau, mặc quần cộc hoặc
áo khóac. Một tóan đồ để lượng giá mối tương quan
giữa lượng mồ hôi bài tiết trong 4 giờ với các chỉ số của các nhiệt kế
khô, cầu, ướt, tốc độ chuyển động của không khí, lọai hình quần áo và
mức độ lao động.
. P4SR dùng để đánh giá stress nhiệt và đồng thời là số lượng nước cần tiếp tế trong thời gian lao động.
- Bảng giá trị ngưỡng chịu nhiệt cho phép (TLV): tính tóan các giá trị
của nhiệt độ không khí cho phép ở nơi làm việc. Tiêu chuẩn TLV là điều
kiện lao động an tòan, có nghĩa là bảo đảm cho thân nhiệt của công nhân
không vượt quá 38°C, với điều kiện là công nhân đã được thích nghi, ăn
mặc đúng quy cách và được tiếp tế nước đầy đủ.

* Các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt (Heat strain):
- Strain nhiệt: bao gồm tất cả các thay đổi sinh lý và bệnh lý, dưới tác
động của stress nhiệt, có nghĩa là tăng tần số mạch, tăng nhiệt độ cơ
thể, tăng tiết mồ hôi, rối lọan các nội tiết, say sóng, rối lọan cân
bằng nước và điện giải, … Khi lao động trong điều kiện stress nhiệt tăng
lên, các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt của cơ thể cũng tăng theo.
Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái nhiệt trong vệ sinh và sinh lý lao động
thường được dùng là: tốc độ bài tiết mồ hôi, tần số mạch và nhiệt độ cơ
thể.
- Tương quan giữa stress nhiệt và căng thẳng nhiệt: (Vẽ hình ở trang 239 sách Y Học Môi Trường và lao Động)
Hình trên có ba vùng rõ rệt:
Vùng A: không có strain nhiệt
Vùng B: khi stress nhiệt tăng lên thì lượng mồ hôi cũng tăng theo gần như tuyến tính.
Vùng C: stress nhiệt vẫn tiếp tục tăng trong khi lượng mồ hôi bài tiết
đến mức tối đa, tần số mạch và nhiệt độ tiếp tục tăng rất nhanh.
- Các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng nhiệt giúp xác định các giới hạn sinh lý trong lao động.
- Lượng mồ hôi bài tiết: tăng lên rất nhiều khi con người lao động trong điều kiện khí hậu nóng.
. Khi lao động trong điều kiện nóng, lượng mồ hôi bài tiết cho phép là 1lít/giờ.
. Ra mồ hôi nhiều sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cân bằng các chất điện giải.
+ Nếu lượng mồ hôi vượt quá 5 lít trong 8 giờ lao động thì phải bổ sung thêm muối ở ngòai bữa ăn cho công nhân.
+ Nếu lượng mồ hôi dưới 5 lít trong 8 giờ lao động thì số lượng muối mất đi đó người công nhân sẽ ăn bù vào trong các bữa ăn.
- Tần số mạch: cũng phản ánh trạng thái căng thẳng nhiệt.
. Dựa vào tần số mạch tức thời trong lao động hay ngay sau thời gian lao
động và thời gian phục hồi mạch sau khi lao động tới khi bằng trị số
ban đầu trong lao động.
. Nếu như tần số mạch sau giờ nghỉ thứ nhất lá 110/phút (đếm trong 30
giây ngay sau khi lao động rồi nhân hai). Và sau đó 3 phút nếu tần số
mạch giảm đi 10 nhịp/phút thì tim không có hiện tượng gắng sức quá mức.
. Trong ngày lao động, đối với một số động tác nào đó, trong một thời
gian ngắn, tần số mạch có thể đạt tới 160/phút cũng không phải là xấu.
- Nhiệt độ cơ thể: chỉ tiêu trực tiếp và quan trọng nhất để đánh giá căng thẳng nhiệt.
. Bao gồm nhiệt độ vùng lõi, nhiệt độ vùng vỏ và nhiệt độ trung bình tòan cơ thể.
. Nhiệt độ hậu môn trong lúc lao động có thể lên tới 38,2°C vẫn không ảnh hưởng xấu.
. Nhiệt độ da: hiện nay được chú ý nhiều trong thực hành vệ sinh lao động.
. Nhiệt độ da ngực:
+ <32°C : có cảm giác lạnh.
+ 32-34°C : có cảm giác dễ chịu.
+ >34°C : có cảm giác nóng.

Chữ ký của vodanh1402

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO DÕI SỨC KHỎE KHI LAO ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất