Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

tong hop hue Empty tong hop hue Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

tong hop hue

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Mar 22, 2011 1:38 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
avatar
vodanh1402
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
116%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 116
» Points : 328
» Reputation : 6
» Join date : 11/11/2010
» Age : 34
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: tong hop hue


KINH THÀNH VÀ LĂNG TẨM HUẾ
(15/1/2008)









tong hop hue Kinh%20thanh%20Hue200811514533
Kinh thành Huế

I. Kinh thành Huế
Kinh thành Huế được xây dựng từ năm 1805 đến năm 1802, có diện tích 520 ha và chu vi 10.000 m2
bao gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An
Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và
Kim Long.

Thành
Huế có dáng gần giống hình vuông, thân thành dày 21m, cao 6,6m, có 10
cửa ra vào. Ngoài thành có hệ thống hào gọi là “hộ thành”. Trên mặt
thành đều có pháo đài, giác bảo, vọng lâu… Kiến trúc Kinh thành Huế kết
hợp phong cách kiến trúc thành trì phương Đông và kiến trúc vôbăng của
Pháp.

II. Lăng tẩm cố đô Huế
Đến
Huế, du khách có thể thăm quan các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn
xưa. Đó là nơi chôn cất các vua Nguyễn, các hoàng hậu và họ hàng nhà
vua. Lăng tẩm Huế có vẻ đẹp nên thơ, huyền thoại mà lại cổ kính. Các
lăng đều có tường ngoài cao 3m gọi là “La Thành”. Bên ngoài La Thành có
một vùng đất cấm rộng. Trong La Thành có hồ sen. Trong lăng có nhiều voi
đá, ngựa đá, tượng quan văn, võ, nhà bia, điện thờ, gác cao… Trong cùng
là Bảo Thành xây hình tròn bao quanh quả núi đất có diện tích khoảng
0,25 km2, bên trong đó mộ vua được chôn một cách bí mật.

- Lăng Gia Long
Lăng
Gia Long xây từ năm 1814 - 1820 trên núi Thiên Thọ, cách kinh thành Huế
16km. Xung quanh lăng có 36 ngọn núi chầu về, trước mặt là núi Đại
Thiên Thọ. Bố cục của lăng đơn giản nhưng hoành tráng. Trong lăng có mộ
vua và Hoànng hậu nằm song song giữa rừng thông.

- Lăng Minh Mạng
Lăng
Minh Mạng còn có tên là Hiếu Lăng, được xây dựng trong những năm 1841 -
1843 trên núi Cẩm Khê, làng An Bằng, nơi gặp nhau của hai dòng Tả Trạch
và Hữu Trạch tạo nên sông Hương cách Huế 12km. Lăng rộng 18 ha, xung
quanh có La Thành cao 3,5m, chu vi 1.750m. Lăng Minh Mạng có vẻ thâm
nghiêm, uy nghi. Kiến trúc của lăng tạo cảm giác về chiều sâu hun hút
với một không gian mênh mông vô tận.

- Lăng Thiệu Trị
Lăng
Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng, dựa lưng vào núi Thuận Đạo, nằm ở địa
phận làng Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, huyện Hương Thuỷ, cách Huế chừng 8 km,
gồm 2 khu vực là lăng và tẩm. Lăng Thiệu Trị nằm trong tổng thể kiến
trúc lăng tẩm với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Phần lăng nằm cạnh hồ
Thuận Trạch gồm bia đình, lầu Đức Hinh, gác Hiển Quang, điện thờ vua và
bà Từ Dũ. Bửu Thành là chỗ đặt thi hài vua.

- Lăng Tự Đức
Tên gọi khác của lăng
Tự Đức là Khiêm Lăng, được xây từ năm 1846 - 1867 ở tả ngạn sông Hương,
trên núi Dương Xuân Thượng, thôn Phượng Ba, cách Huế 8km. Lăng nằm giữa
một rừng thông bát ngát và rất nên thơ.
Tự Đúc đặt tên cho
lăng là Khiêm Lăng nên tất cả các bộ phận cấu thành trong lăng đều dùng
chữ “ Khiêm” như cửa vào lăng là “Vụ Khiêm Môn”, hồ Lưu Khiêm ở giữa có
đảo gọi là “Khiêm Đảo’, nhà thuỷ tạ gọi là “Dũ Khiêm”… Lăng Tự Đức thực
sự là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
- Lăng Khải Định
Lăng
Khải Định xây từ năm 1920 -1931 trên núi Châu E, cách Huế 10km. Lăng có
hình chữ nhật, được xây kiên cố, trông xa giống như một toà lâu đài
Châu Âu.

Đáng
chú ý là các công trình nghệ thuật trang trí bên trong lăng đánh dấu
thành tựu nghệ thuật ghép ảnh và ký thuật chạm khắc nổi, sử dụng ghép
mảnh sành, sứ, chai của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Lăng Đồng Khánh
Lăng
Đồng Khánh được xây trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng
Hai, xã Thuỷ Ngân, Thành phố Huế. Lăng vốn là điện Truy Tư, sau khi vua
Đồng Khánh mất thì đổi tên thành điện Ngưng Hy. Thi hài vua được mai
táng đơn giản trên quả đồi Thuận Sơn. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi là
Tư Lăng, rất hoà hợp với phong cảnh dân dã.

- Lăng Dục Đức
Lăng
Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn, gồm 2 khu vực là điện Long
Ân và lăng mộ vua, hoàng hậu. Tất cả đều lấy Phước Quả ở đằng trước làm
tiền án, khu Nụ Niêm chảy trước mặt làm yếu tố minh đường và ngon núi
Tam Thai phía sau là hậu ẩm. Toàn bộ khu lăng tẩm có hình chữ nhật, có
diện tích 3445 m2, bên trong có toà kiến trúc chính là điện Long An, thờ các vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân và vợ vua Dục Đức.

Đến
thăm Huế, du khách còn có thể đến chùa Thiên Mụ, chùa Bảo Quốc, thăm
Bảo tàng Huế và nhiều thắng cảnh, địa danh thiên nhiên khác. Chúc các
bạn có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích và đầy hấp dẫn.



Quần thể di tích Cố đô Huế
4/3/2008





(Archi.vn) - Được
UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hóa; Tiêu chí số 4. Là thủ đô cũ
của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm
chính trị mà còn là một trung tâm văn hóa, tôn giáo của triều đại nhà
Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh Thành, qua Hoàng
Thành, qua Tử Cấm Thành và qua Đại Nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự
nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.





tong hop hue Co%20do%20hue_1


Đại Nội - Kinh Thành Huế (Ảnh: flickr)


Giới thiệu về quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới

Huế
ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt,
chiến tranh triền miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản
địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền
biển lên và cả từ trên miền cao xuống. Huế là nơi tiếp giáp giữa hai
vùng khí hậu Nam - Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái
của hai miền Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía Bắc có mang
sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự
tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miền.
Từ thế kỷ
XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng đồng người Việt,
người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân kéo
dài mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng vào
lập trấn thủ trên đất Thuận Hóa, từ đất ái Tử Quảng Trị trở vào từ năm
1558.

tong hop hue Co%20do%20hue_2


Cột cờ (?) - Kinh Thành Huế (Ảnh: flickr)

Trong
gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở
xứ Đàng Trong (bắt đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết lập dưới thời Vương
triều Trần (1366). Là kinh đô của triều đại Tây sơn, rồi đến kinh quốc
của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn
còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa
đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt
Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc
hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh
thành một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng.
Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung
điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm,
những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích do thiên nhiên
khéo tạo.
Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở
Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho
nhà Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế
kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua
Nguyễn (1802 - 1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài
sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã
được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong
danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.


tong hop hue Co%20do%20hue_3


Sông Hương và Cầu Tràng Tiền (Ảnh: flickr)

Nằm
giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ
Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung
ương tập quyền Nhà Nguyễn vẫn sừng sững trước bao biến động của lịch sử
và thách thức của thời gian. Quần thể di tích bao gồm: Huế, ba toà
thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ
mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự
kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được
đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng
sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của
Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn
Bộc Thanh… Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như
hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta
quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Được giới hạn bởi
một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra
vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn,
chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong
Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau là Tử Cấm Thành - nơi ăn ở sinh hoạt
của Hoàng gia.

tong hop hue Co%20do%20hue_4

Ngọ Môn, cổng chính vào Hoàng Thành Huế (Ảnh: flickr)

Xuyên
suốt cả ba tòa thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ,
con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình
kiến trúc quan trọng nhất của Kinh Thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu
Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành,
Cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung… Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm
công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ,
chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho
con người một cảm giác nhẹ nhàng. Xa xa về phía Tây Kinh Thành, nằm hai
bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành
tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi
thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau
đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa
như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn
riêng biệt ở Việt Nam.

tong hop hue Co%20do%20hue_5


Thế Miếu - Nơi thờ vua Gia Long và các vua kế vị (Ảnh: flickr)

Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ảnh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long
mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm
nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng
uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa núi rừng hồ ao, được tôn tạo khéo léo,
hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và
tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị
thâm nghiêm, vừa thâm trầm giữa chốn đồng không quạnh quẽ, cũng phần
nào thể hiện tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không
nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ
mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong
cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi
niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính
cách yếu ớt của một nhà thơ.

tong hop hue Co%20do%20hue_6


Lăng Tự Đức (Ảnh: flickr)

Bên
cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu
giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể
chế của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến
đến đỉnh cao của sự hài hoà trong bố cục. Song song với Kinh thành vững
chãi bảo vệ bốn mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành
trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ
thống thành luỹ của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của
nó vì nghệ thuạat kiến trúc đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực
kiến trúc cảnh vật hoá độc đáo ấy, chúng ta còn có đàn Nam Giao - nơi
vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu
trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và dựng
bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu - nơi thờ các danh tướng
cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh
mẫu Thiên Y A Na… và còn qua nhiều những thắng tích liên quan đến triều
Nguyễn hòa điệu trong các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông
Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận… thực sự là
những bức tranh non nước tuyệt mỹ.

tong hop hue Co%20do%20hue_7


Đàn Nam Giao (Ảnh: flickr)

Huế
từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang,
Thường Mở, Trường Ninh, Thiệu Phương… Chính phong cách kiến trúc vườn ở
đây cũng lan toả khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những nhân tố sẵn
có, dần dần định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ Huế. Đây là
thành phố của những khu nhà vườn với những ngôi nhà cổ thâm nghiêm ẩn
hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô. Mỗi một khu nhà vườn lại
mang bóng dáng của Kinh thành Huế thu nhỏ, cũng có bình phong thay núi
Ngự, bể nước thế dòng Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên, Bộc
Thanh… đủ các yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ… lại bốn mùa hoá
trái, ríu rít chim ca, không gian ấy còn là thế giới của những thi nhân
mặc khách đối ẩm ngâm vịnh, là nơi diễn xướng những điệu ca Huế não
nùng như Nam Bình, Nam Ai… trong những đêm gió mát trăng thanh.
Gần
một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế
chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, từng là thủ phủ của Phật giáo một
thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu
giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng
hoang vu u tịch. Ông Amadou Mahtar M’bow - Nguyên Tổng giám đốc UNESCO,
đã thật tinh tế khi đưa ra một nhận xét trong lời kêu gọi cho cuộc vận
động bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo Di sản văn hoá Huế: “Nhưng Huế
không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về
tinh thần và một trung tâm văn hoá sôi động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng
đã thấm sâu, hòa quyện vào truyền thống địa phương, nuôi dưỡng một tư
tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo”.

tong hop hue Co%20do%20hue_8


Huế, xưa và nay (Ảnh: flickr)

Gắn
với một triều đại phong kiến tuân thủ những quy tắc rạch ròi của triết
lý Khổng Mạnh, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển vô
cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế
Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều,
lễ Thương triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh… Mỗi một lễ
hội đều có những bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ
nghi cung. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn
Chén, lễ hội Hòn Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình,
tế chùa, tế miếu… gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình
thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ. Cùng tồn tại với dòng âm
nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển
của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản
sắc riêng của một vùng văn hoá, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha
trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà
ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một
chuyến đến thăm Cố đô của du khách mọi miền. Huế ngày nay vẫn đang cố
gắng bằng mọi khả năng để gạn đục khơi trong, cố giữ gìn những tinh hoa
văn hoá cổ truyền của dân tộc, cố bảo tồn những hình thái nghệ thuật
được tạo nên bằng trí tuệ tâm huyết của tiền nhân nay đang ở bên bờ lãng
quên, cố phục hồi những giá trị tinh thần quí báu của cha ông.
Vừa
qua, điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là Trung tâm bảo tồn Di
tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam dưới sự cố
vấn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đã thiết lập hồ sơ đệ
trình UNESCO xin công nhận âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều
Nguyễn) là Kiệt tác di sản Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân
loại. Tuy mọi việc vẫn còn ở phía trước, song động thái đó cung đủ nói
nên giá trị vô vàn của âm nhạc truyền thông Huế.

tong hop hue Co%20do%20hue_9


Lễ khai mạc festival Huế 2006 (Ảnh: flickr)

Ngày
nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Cứ
hai năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng
đại này trong niềm háo hức. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành
thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế còn bảo lưu khá
điển hình diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà các công
trình kiến trúc lại hòa điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc
đáo với những lễ hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong
phú đa dạng.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa
quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo
của Việt Nam và thế giới. Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng
tiêu chuẩn cao nhất của Di sản thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ còn nở
rộ những đóa hoa nghệ thuật khác nữa. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho
Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.





(Theo wedo)
http://www.archi.vn/?page=chitiet&id=151&nhomtin=2
.
Cố Đô Huế
Không biết tác giả chụp vào những năm nào, chắc là đã khá lâu rồi

Tác giả: Nguyễn Tấn Lộc


Từ thế kỷ thứ 17, Huế đã là thủ đô của phân nữa nước Việt (tức là
Ðàng Trong) và Huế đã là thủ đô của toàn nước Việt-Nam từ đầu thế kỷ
thứ 19, đây là nơi cai trị của dòng họ các triều Vua Nguyễn.

Kinh
thành Huế có 3 vòng thành, vòng ngoài cùng là Phòng Thành, vòng giữa là
Hoàng Thành (còn gọi là Ðại Nội), vòng trong cùng là Tử Cấm Thành nơi
vua ở (bây giờ đã sập hết rồi)

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi
công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh
Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía
Nam giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía Tây giáp đường Lê Duẩn;
phía Bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía Đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Bên
trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau:
phía Nam là đường Ông Ích Khiêm; phía Tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía
Bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía Đông là đường Xuân 68.
http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?t=6502
.
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung
điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và
bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành
và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.

Chữ ký của vodanh1402

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


tong hop hue Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất