Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI Empty MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Dec 03, 2010 4:57 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI


MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI

Đó là một người đàn ông trung niên tên VQT 51 tuổi quê ở miền Bắc đã di cư vào xã...,H Bến cát tỉnh Bình Dương,sinh sống từ lâu nay. Ông ta có nước da cháy nắng, bàn tay chai sần lam lũ, cơ bắp lực điền săn cuộn khỏe mạnh. Ông ấy được 1 bác sĩ đàn anh đồng nghiệp ở phòng khám ngoại chẩn chuyển đến khoa tôi vào trưa ngày .../5/2008 (số nhập viện 22656).
Ông ta nhăn nhó khổ sở kể lể về chứng nuốt nghẹn sặc sụa không thể ăn uống gì được hành hạ ông ta suốt 2 – 3 ngày nay. Trước đó vài ngày ông ta bị đau vai bên phải,đã được bác sĩ bệnh viện tỉnh khám và cho thuốc uống 1 -2 ngày thì chứng nuốt nghẹn xuất hiện và tăng dần kèm theo sốt nhè nhẹ không rõ ràng. Vài năm trước bị mổ do thủng dạ dày; có thói quen là mỗi bửa ăn hay uống chung rượu nhỏ…Khám thực thể không thấy bất thường bất kỳ cơ quan nào, ông ta có một sức khỏe hoàn hảo, duy chỉ có trạng thái tâm lý luôn bị kích thích vì chứng nuốt nghẹn sặc mà thôi.
Xin hỏi những dữ kiện lâm sàng trên có gợi ý cho quý đồng nghiệp hướng tới chẩn đoán gì chưa ?
Tối đến - nghĩa là khoảng 10 giờ sau khi nhập viện - BN lên cơn co giật toàn thể mất ý thức, bác sĩ trực xử trí cấp cứu qua cơn. Đến 7 giờ sáng hôm sau tôi khám lại ông ta. Trước mắt tôi bấy giờ là một người bệnh đã khác trưa hôm qua: ông ta nói lúc đúng lúc sai trong trạng thái kích thích cao độ hơn, sốt cao 39 độ C, không có dấu màng não và thần kinh định vị; tim đều, phế âm trong, bụng mềm không điểm đau.
Hội chứng não cấp chăng? Còn chuyện nuốt nghẹn thì sao? Có phải là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản do viêm loét dạ dày tá tràng kèm theo? Nếu lý giải để kết hợp 2 hội chứng này thì thuộc bệnh cảnh gì đây?
Tôi thận trọng dặn người nhà và các cô điều dưỡng cho ông ta tạm nhịn ăn uống để đề phòng BN bị hít sặc vì khả năng sẽ bị co giật tiếp diễn. Đồng thời cho y lệnh truyền dịch và thuốc hạ sốt cho BN. Không may hôm đó bị cúp điện suốt ngày. Dù vậy tôi vẫn khẩn trương thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết trong khả năng của bệnh viện: phân tích máu, chức năng gan thận, ion đồ, đường máu, ký sinh trùng sốt rét, serodia test, TPTNT, cấy máu, ECG, CTSCan sọ não không cản quang, XQ tim phổi, chọc dò DNT. BN hợp tác tốt trong khoảng thời gian này, không có co giật thêm cơn nào, sốt cao liên tục không khống chế được bằng thuốc và lau mát tích cực liên tục (nhấn mạnh là lau mát liên tục). Đến quá trưa thì tất cả kết quả CLS đã có, chỉ ghi nhận DNT có pandy (+), đường không giảm và không có con tế bào nào. Lúc này BN vẫn tỉnh táo dù thân nhiệt không giảm.
Bệnh gì đây?? tới giờ phút này chẩn đoán ưu tiên mà tôi nghĩ là viêm não nước trong nhưng vẫn thấy lấn cấn thấy không thỏa đáng lắm. Tôi liền mời đàn anh,bác sĩ Tuấn ở khoa nhiễm cùng hội ý.
Hai anh em khám toàn diện lại lần nửa trong khoảng thời gian khá lâu. Lúc này vẫn chưa có điện, nhờ ánh sáng hắt vào từ cửa sổ soi thấy vẻ mặt BN khổ não, lúc nào cũng bồn chồn , bứt rứt, môi khô nẻ ( bệnh cảnh thường thấy trong các trường hợp sốt cao). chúng tôi yêu cầu người nhà cho BN uống nước. Muổm cà phê nước vừa vào đến miệng thì ông ta bỗng lên cơn co thắt dữ dội, da niêm tím tái, cắn nghiến chặt hai hàm răng, gồng cứng co quắp người lại thở è ạch. Người nhà vội vã bu lại đông đặc khiến ông ta càng co thắt dữ tợn hơn. Nhờ ống Hypnovel (midazolam) BN mềm cơ dần và chịu nằm yên.
Rõ ràng đây là phản ứng sợ nước chứ không phải nghẹn nước!

Đến đây chắc quý đồng nghiệp đã có hướng chẩn đoán rõ hơn rồi chứ?
Chìa khóa chẩn đoán là đây. Chúng tôi focus vùng chẩn đoán và truy tầm lại tiền căn: cách đây khoảng 7 năm khi giết một con chó để làm thịt, không may ông bị nó cắn vào bàn tay; sau đó không chích ngừa (mà con chó này cũng không được tiêm chủng trước đó). Sự việc đi vào quên lãng giống như bao tai nạn nhỏ thông thường trong sinh hoạt khác rồi cho đến 1 ngày như hôm nay…
Hội chẩn liên khoa tức thời được triệu tập, chúng tôi thống nhất chẩn đoán “theo dõi bệnh dại” nhưng vẫn còn boăn khoăn. Chúng tôi giải thích cặn kẻ cho các thân nhân BN.Họ tha thiết muốn cứu sống BN dù có tốn kém bao nhiêu cũng ráng chạy vạy ( nhưng thiệt khổ vì vấn đề ở đây không phải là chuyện tiền bạc! ). Nhìn người vợ của ông ta đau đớn tuyệt vọng như muốn lã người đi, nước mắt tuôn dài, cố nén tiếng khóc nấc nghẹn ngào mà lòng chúng tôi se thắt. Hội chẩn quyết định chuyển về Trung tâm bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh để xác định chẩn đoán chắc chắn hơn và cũng để thỏa ý nguyện của người nhà BN. Nếu chúng tôi chẩn đoán…sai thì Bn có cơ may sống còn; còn nếu đúng thì xem như đây là lần cuối cùng chúng ta còn thấy người đàn ông khốn khổ này! Chuyển sai hay đúng đều có thể gây phiền phức: nếu đúng là bệnh dại thì chuyển làm chi (vì không có phương pháp nào điều trị cho Bn – dù ở bất kỳ ở cơ sở điều trị nào); nếu không phải là bệnh dại (mà do viêm não chẳng hạn ) thì ” cớ sao lại chuyển, bệnh viện tỉnh các anh không điều trị nổi bệnh này sao? ”.
Quả thật, khoảng 1 giờ sau tôi nghe cô Duyên - điều duỡng chuyển viện điện thoại báo về “ bệnh viện ở đây không nhận bệnh, đòi trả về !” Thoạt tiên tôi sửng sốt lo ngại : chúng tôi đã làm sai gì hay sao?. Hỏi lại thì bác sĩ nơi đó cũng xác nhận chẩn đoán của chúng tôi và cương quyết không nhận,nói bệnh này chết chắc, chúng tôi có làm gì hơn các anh đâu mà chuyển lên đây?!” Thoạt nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng đó đúng là sự thật đớn đau phủ phàng!
Chúng tôi đã cố tìm dùm cho ông ấy một bản án chung mạng đã được viết sẵn nhưng không ai trong chúng tôi là quan tòa hay tên đao phủ mà kẻ thủ ác chính là con virus dại. Người đàn ông vắn số ấy đã chết ngay trong đêm ấy tại Trung tâm bệnh nhiệt đới.

Chúng ta cần rút ra bài học gì qua trường hợp trên?
Cũng cần nhắc lại lý thuyết kinh điển về bệnh dại và thông qua đó cập nhật một số kiến thúc cần thiết về việc phòng bệnh (không có chống vì đã phát bệnh thì không có cách điều trị và cầm chắc tử vong)
Bệnh dại (rabies) được lây truyền từ dòng virus thuộc họ Rhadoviridae. Ổ mang mầm bệnh (reservoir) chủ yếu từ vật nuôi như chó mèo, ngựa, trâu, bò, cừu, dê và những loài thú hoang như dơi, chồn, cáo, chó sói,… mắc bệnh Dại.Virus lây truyền qua vết cắn (hoặc liếm vào nơi có tổn thương da niêm mạc của người). Đây là loại virus nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh : tia cực tím, ánh sáng mặt trời, xà bông đặc 20%, chất tẩy, chất oxy hóa với PH quá cao hay quá thấp; nó có thể tồn tại trong mô não từ vài tháng đến nhiều năm. Có thể chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang nhờ phản ứng kháng huyết thanh kháng nucleocapsit
Thời kỳ ủ bệnh trung bình 21- 60 ngày,có thể ngắn hơn hoặc dài hơn,có trường hợp đến một năm.
BN mệt mỏi, sốt nhẹ, mất ăn, mất ngủ, lo sợ vô cớ, khủng hoảng tinh thần, dần dẫn đến điên dại, co giật hay tê liệt, đặc biệt khi thấy nước là các cơ bắp co thắt đau đớn, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn; BN lúc tỉnh lúc mê dần dần đi vào hôn mê, tê liệt và tử vong.
Còn ở BN này thì sao? Hôm ấy bệnh viện bị cúp điện không quạt không đèn nên không phát hiện được triệu chứng sợ gió, ánh sáng; bệnh nhân có sợ nước không?- vì Bn được lau mát liên tục vì sốt kia mà ! (lúc lau mát Bn vẫn tỉnh nói chuyện). BN lại khai do uống thuốc trị đau vai nên bị nuốt nghẹn, tiền căn có mổ bao tử vì thủng do viêm loét. Tất cả dể làm đánh lạc hướng chẩn đoán . Đặc điểm nổi bật xuyên suốt là trạng thái kích thích thần kinh liên tục, lúc nào Bn cũng nhăn nhó khổ sở vì nuốt không được mới diễn ra vài ngày nay. Tia sáng chẩn đoán bật ra từ muổng cà phê nước thấm giọng giúp ta xác định BN sợ nước chứ không phải nghẹn nước.Tiền căn tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh khó khai thác vì chúng có nhiều loại và Bn hay người nhà quên mất do không để ý .
Theo thống kê tại Tp. Hồ chí Minh tỉ lệ tử vong do chó dại là 98,2% và mèo dại là 1,8%. Tỉ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa nắng.Theo ông trưởng phòng dịch tể cục thú y: bệnh dại là bệnh phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc trong phạm vi cả nước vào trước mùa phát dịch ( tháng 3,4), tiêm bổ sung tháng 9,10 (bắt buộc cho tất cả các chủ vật nuôi chó mèo theo Nghị định số 05/2007 của chính phủ).
Việc phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin cho chó mèo và cho nguời bị vết thương do chúng gây ra nghi ngờ có dại (thuốc chủng ngừa có tác dụng sau chích 10 ngày và tồn tại khoảng 7 tháng đến một năm– không có thuốc nào hiệu quả 100%)
Xử trí vết thương : rửa thật kỷ vết thương bằng nước sạch hoặc xà bông đặc 20%, bôi chất sát khuẩn như cồn hay iod đậm đặc, không khâu kín vết thương, gây tê tại chổ cạnh vết thương để ngăn cản sự phát triển của virus.

Xin được thật lòng chia xẻ với nỗi đau của thân nhân người quá cố. Nhân đây tôi cũng kính gởi đến quý đồng nghiệp chút kinh nghiệm chẩn đoán một trường hợp bệnh dại có thể cho là không điển hình lắm. Qua đó chúng ta cùng suy gẫm thêm về phương pháp tiếp cận và phổ biến cách phòng căn bệnh thập tử bất sinh quái ác này mà loài người chúng ta cho đến hôm nay vẫn còn bị nó xâm hại .

(Sưu tầm từ Nội san BV BD tháng 6 năm 2008-tác giảác sĩ Lê Duy Phong, trưởng khoa nội III bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương-bacsynhaque)

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÁNG NHỚ - MỘT SỐ PHẬN BỊ AN BÀI Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất