Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

15 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC Empty 15 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

15 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Nov 05, 2010 2:46 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: 15 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC


[You must be registered and logged in to see this link.]




[You must be registered and logged in to see this link.] TRƯƠNG VỸ QUYỀN – TRẦN MỸ PHƯƠNG
- Thảo luận có thể giúp người học khai thác được nhiều khía cạnh của một vấn đề.
- Thảo luận có thể giúp tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của người học đến các vấn đề phức tạp.
- Thảo luận có thể giúp người học chấp nhận và đào sâu thêm những giả thiết của mình.
- Thảo luận khuyến khích người học biết cách lắng nghe một cách kiên nhẫn và lịch sư.
- Thảo luận có thể giúp người học rút ra được những kiến giải mới từ các ý kiến khác nhau.
- Thảo luận tăng cường tính linh hoạt tư duy của người học.
- Thảo luận khiến người học chú tâm hơn đến các đề tài đang được bàn thảo.
- Thảo luận giúp cho những ý tưởng và sự thể nghiệm của người học được tôn trọng.
- Thảo luận giúp cho người học hiểu rõ được những đặc điểm của quá trình thảo luận dân chủ.
- Thảo luận tạo điều kiện cho người học trở thành người tham gia sáng tạo tri thức.
- Thảo luận giúp người học phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng.
- Thảo luận giúp người học hình thành thói quen tương tác trong học tập.
- Thảo luận giúp cho người học trở nên cởi mở và dễ thấu hiểu người khác hơn.
- Thảo luận có thể giúp người học phát triển năng lực phân tích và tổng hợp.
- Thảo luận có thể làm biến chuyển tư duy của người học.
Nhữngmthạnchếcủaphươngphápthảoluận
Trong khi chúng ta vẫn luôn gửi gắm sự kỳ vọng vào phương pháp thảo luận, chẳng hạn như việc khái quát các ưu điểm như trên, thì hầu hết các giáo viên đại học đều có chung một nhận xét rằng: phương pháp thảo luận khiến họ đôi khi chỉ chú trọng đến hình thức mà ít chú ý đến nội dung thực chất của buổi thảo luận. Thực vậy, phương pháp thảo luận chưa phải là một giải pháp tối ưu để giải quyết rốt ráo các vấn đề trong dạy học. Do đó, nếu xem thảo luận là một phương pháp duy nhất để giải quyết mọi vấn đề trong giáo dục đại học thì sẽ quá phiến diện và thiếu một tầm nhìn xa trong việc dạy học. Và nếu từ chối hoàn toàn phương pháp diễn giảng “chỉ vì sử dụng phương pháp này sẽ khiến cho tri thức bị xơ cứng” thì không nên tí nào.
Một hạn chế khác của phương pháp thảo luận là kể cả khi người giáo viên đã sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học, điều đó cũng chưa có nghĩa rằng người giáo viên đó đã hiểu rõ nhu cầu của người học, tôn trọng người học và lấy người học làm trung tâm. Thông thường giáo viên sẽ sắp xếp cho người học ngồi thẳng vòng tròn, yêu cầu người học phát biểu cho mọi người nghe chứ không phải cho mình nghe trong tình trạng các thiết bị cơ bản trong lớp không hề được thay đổi. Đồng thời giáo viên cũng nhắc nhở người học rằng, một khi đã quyết định tham gia thảo luận thì không được thả lỏng tinh thần học hỏi và ý muốn trao đổi, nhưng thực tế đó chỉ là ý chí chủ quan của giáo viên mà thôi.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, muốn xây dựng được các buổi thảo luận trong bầu không khí dân chủ, mang tính phê phán thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định.
Và một khi chúng ta đã biết rõ mức độ phức tạp của phương pháp thảo luận, chúng ta sẽ từ bỏ ý định vẫn muốn áp dụng phương pháp này để khích lệ tinh thần học tập của tất cả mọi đối tượng học.
Tạisaogiáoviênkhôngtintưởngvàophươngphápthảoluận?
Nhìn chung, giáo viên khi mới tiếp xúc với phương pháp thảo luận thường rất dễ mất lòng tin vào phương pháp này, nhưng sau khi đã tìm hiểu mức độ phức tạp của phương pháp này, bạn sẽ không còn cảm thấy ngạc nhiên nữa. Bởi vì nếu như bạn thử áp dụng phương pháp này trong giảng dạy và đạt được những thành công ngay từ đầu thì đó mới thật sự là một điều đáng để ngạc nhiên. Trong phần này, chúng tôi cố gắng đưa ra một số nguyên nhân phổ biến mà các giáo viên cho rằng chúng có thể dẫn đến thất bại
khi giáo viên áp dụng phương pháp thảo luận trong dạy học:
1. Người dạy không thật sự kỳ vọng nhiều vào phương pháp này.
2. Người dạy không yêu cầu người học chuẩn bị đầy đủ trước khi thảo luận.
3. Người dạy chưa coi trọng các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành thảo luận.
4. Người dạy chưa thật sự tạo được mối liên hệ giữa thảo luận và sự tưởng thưởng mà nó mang lại.
5. Trước khi tổ chức cho người học thảo luận, người dạy chưa tổ chức cho người học thảo luận mẫu, hoặc cho dù có tổ chức thì đó cũng chỉ là sự ưu tiên đặc quyền cho những người thích hùng biện hoặc có tiếng nói lớn trong buổi thảo luận.
Vì chúng ta chưa thể tạo ra một bầu không khí tốt cho buổi thảo luận, và trong khi tiến hành thảo luận chưa thể phát huy toàn bộ tính tích cực của người học, nên từ đó chúng ta luôn cảm thấy thất vọng và áy náy vì chưa thể làm tốt vai trò chủ đạo của mình. Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể chuẩn bị tốt hơn cho một buổi thảo luận. Khả năng tiến hành một buổi thảo luận tốt luôn dựa vào một kế hoạch chu đáo và việc nhận thức đầy đủ các ưu điểm của phương pháp thảo luận nói trên, qua đó đánh giá chính xác giá trị của thảo luận đối với người học. Mong các bạn hiểu rằng chúng tôi luôn là những người ủng hộ phương pháp thảo luận, vì nó có thể mang lại sự hứng thú học tập cho sinh viên, đồng thời khiến cho không khí học tập luôn sôi động.
Lời kết:
Trong bối cảnh chương trình giáo dục luôn bị quá tải như hiện nay, chúng tôi chọn dịch nội dung này nhằm khẳng định một lần nữa dù nội dung chương trình giảng dạy là cố định nhưng phương pháp giảng dạy là có thể thay đổi được. Phương pháp thảo luận trong dạy học tuy không phải là một điều mới mẻ, nhưng vì chúng ta nhận thức chưa đầy đủ về nó nên thường lúng túng hay đôi khi quá duy ý chí khi áp dụng nó.
Xin chia sẻ với các đồng nghiệp những gì chúng tôi đọc được.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


15 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất